Khả năng học hỏi của con người dần dần phát triển khi lớn lên. Cha mẹ càng dành nhiều thời gian cho trẻ thì trẻ càng dễ dàng bắt nhịp học hỏi và sẽ cứ thế phát triển sau này trong cuộc sống. Con học hỏi tốt nhất từ những người thân thiết nhất với chúng. Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp cha mẹ xây dựng được mối quan hệ bền vững với con. Dưới đây là 10 điều cha mẹ nên bắt đầu nói ngay lập tức.
1. Bố/mẹ rất thích con
Câu này khác với “Bố/mẹ yêu con”. Nó có nghĩa là “Bố/mẹ thích con người con”.
2. Con học rất nhanh
Học là việc tự nhiên. Trẻ nhỏ luôn làm được những điều tuyệt vời trong việc học. Với chúng, học là chơi. Những gì bạn nói với chúng sẽ tác động ngay đến cách học tập sau này.
3. Cảm ơn con
Phép lịch sự đơn giản thể hiện sự tôn trọng. Kỹ năng xã hội là vô cùng quan trọng trong cuộc sống và tốt nhất là hãy bắt đầu rèn luyện sự khéo léo và duyên dáng càng sớm càng tốt.
4. Thỏa thuận với các thành viên trong gia đình
Đây là việc xây dựng một số thoả thuận cơ bản về cách mọi người cư xử với nhau trong gia đình. Thoả thuận sẽ giúp tạo ra khung quy định về việc giải quyết vấn đề khi nảy sinh.
5. Con hãy nói thêm về ...
Lời đề nghị này sẽ khích lệ con chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận và ý tưởng với bạn. Nó còn giúp con học cách lắng nghe, không những thế bạn đã cho con thấy bạn quan tâm đến chủ đề mà con đang nói.
6. Chúng ta hãy cùng đọc nào
Đọc sách mang đến nhiều lợi ích. Nó giúp trẻ xây dựng những kỹ năng cần thiết cho thành công trong cuộc sống. Nó giúp củng cố mối quan hệ của bạn và nuôi dưỡng niềm yêu thích học hỏi. Sách là cánh cửa mở ra thế giới – con người, nơi chốn và ý tưởng.
7. Chúng ta ai cũng mắc lỗi
Không ai hoàn hảo. Ai cũng từng mắc lỗi. Giải quyết rắc rối và học từ lỗi lầm là những kỹ năng sống vô cùng quan trọng. Có những lúc bạn không thành công, đó là cơ hội để bạn cho con thấy cách chịu trách nhiệm về những sai sót của mình và tiếp tục tiến về phía trước.
8. Bố/mẹ xin lỗi
Đây là điều bạn cần nói nhưng tốt hơn cả là hãy học cách đón nhận trước khi nói điều gì đó mà sau này bạn sẽ phải xin lỗi.
9. Con nghĩ thế nào?
Đặt câu hỏi và cho trẻ cơ hội làm một phần trong các cuộc giao tiếp gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ học kỹ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Bày tỏ những gì mình nghĩ và hỏi để có những gì mình muốn là các kỹ năng cơ bản sẽ đi theo trẻ trong suốt cuộc đời.
10. Có
Nếu bạn tạo ra thói quen nói “có” trong gia đình, bạn sẽ thấy rằng không cần thiết phải nói “không” nhiều như bạn nghĩ.
Bình luận về bài viết