CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

Time- out là một hình thức kỷ luật con trẻ được nhiều phụ huynh đánh giá là văn minh vì nó cho cả bố mẹ và trẻ thời gian để suy nghĩ, bình tĩnh lại trước khi xử lý vấn đề. Nhưng time- out là gì, biện pháp này có mặt trái nào không? Và làm thế nào để thực hành Time- out hiệu quả?

CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

I. Time- out là gì?

    Time-out là hình thức kỷ luật không đòn roi, di dời sự chú ý của trẻ khỏi tình huống gây căng thẳng và cũng là cơ hội để cha mẹ lấy lại bình tĩnh. Time- outs hiểu đơn giản là khi trẻ có hành động sai, bạn yêu cầu trẻ ngồi vào một góc nào đó. Time-out áp dụng có thể là đứng vào góc, úp mặt vào tường hay ngồi yên ở ghế, ở yên trong phòng suy nghĩ… Tóm lại là bất kỳ hình thức kỷ luật nào yêu cầu trẻ ngồi một mình một chỗ.

    CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

    Thời gian sử dụng Timeouts theo các chuyên gia là nên theo độ tuổi của bé, bé bao nhiêu tuổi thì Timeouts từng ấy phút: 2 tuổi thì 2 phút, 3 tuổi thì 3 phút.. Trong thời gian Timeouts, không để ai nói chuyện với bé hay để bé có hoạt động gì.

    Về độ tuổi có thể áp dụng biện pháp Timeouts, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, bạn có thể áp dụng Timeouts từ khi trẻ khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này có thể chưa có kĩ năng tự kiểm soát và hiểu nguyên nhân nên hãy sử dụng Timeouts như là một thời gian yên lặng để con bạn bình tĩnh hơn. Một số người khác thì khuyên không nên áp dụng Timeouts cho trẻ dưới 2 tuổi.

    II. Các bước thực hiện kỷ luật Time- out

      1. Cảnh báo

      Khi trẻ có hành vi sai, bố mẹ không nên phạt ngay mà hãy cảnh báo trước để trẻ biết đã làm sai. Nếu còn tái diễn, trẻ sẽ bị phạt.

      Ví dụ, bố mẹ có thể nói: "Con không được ném đồ chơi nữa. Nếu còn làm thế, con sẽ bị phạt ngồi một mình trong phòng". Những yêu cầu mang tính trực tiếp, rõ ràng như vậy giúp trẻ hiểu được cảnh báo của mẹ. Nếu phụ huynh giải thích hoặc giảng giải hành vi sai dài dòng, trẻ sẽ không bắt kịp cảnh báo chính.

      CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

      Tuy nhiên, nhiều trường hợp bố mẹ nên trực tiếp đưa ra hình phạt mà không cảnh báo như trẻ làm ảnh hưởng đến người khác, cố tình làm bố mẹ không hài lòng hoặc hành vi này đã bị nhắc rất nhiều lần.

      2. Giải thích lý do

      Nếu con phớt lờ, tiếp tục làm sai, phụ huynh hãy thực hiện theo cảnh báo đã nêu. Ví dụ, đưa trẻ vào phòng, thu dọn đồ chơi để con ngồi một mình suy nghĩ. Khi con đã ngồi một chỗ, hãy giải thích lý do tại sao con phải làm việc này như: "Bố mẹ đã yêu cầu con không được ném đồ chơi nhưng con vẫn làm vậy. Bố mẹ muốn con ngồi đây trong 2 phút để suy nghĩ".

      CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

      Sau thời gian time- out, bố mẹ hãy giải thích lý do một lần nữa. Trong đó, nội dung giải thích vẫn cần ngắn gọn, rõ ràng. Vì trẻ em không hiểu hết lời nói của người lớn, sử dụng những từ đơn giản mà trẻ có thể hiểu sẽ hiệu quả hơn.

      3. Thời gian chịu phạt

      Thời gian chịu phạt được tính theo phút, trong đó mỗi tuổi là một phút. Khi trẻ đã ngồi lại một chỗ, bố mẹ hoặc người thân nên rời khỏi khu vực này, không nói chuyện hay chú ý đến trẻ. Nếu trong thời gian chịu phạt, trẻ bỏ đi chỗ khác, hãy yêu cầu con quay lại vị trí cũ và tính giờ lại từ đầu. Sau đó, tiếp tục giữ khoảng cách và không trò chuyện với trẻ.

      Nhiều trường hợp, trẻ sẽ la hét, khóc, đập phá đồ đạc khi bị phạt nhưng cha mẹ cần giữ bình tĩnh, phớt lờ những tín hiệu tiêu cực này. Khi thấy người lớn không phản hồi, trẻ sẽ hiểu rằng phải nghe lời.

      CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

      Một số trẻ không thể ngồi yên tại một vị trí và thường đòi đi vệ sinh, uống nước. Tuy nhiên, vì thời gian time- out tương đối ngắn nên phụ huynh có thể phớt lờ những nhu cầu này của trẻ. Nếu cha mẹ đồng ý, trẻ sẽ lợi dụng việc đi vệ sinh, uống nước để hủy bỏ hình phạt. Nếu trẻ thật sự cần đi vệ sinh, bạn có thể tính thời gian time- out lại từ đầu.

      Các chuyên gia cho rằng hiệu quả của biện pháp time-out sẽ giảm dần đến năm 7 tuổi. Sau độ tuổi này, bố mẹ vẫn có thể sử dụng phương pháp trên nhưng mở rộng không gian phạt. Ví dụ, yêu cầu trẻ trở về phòng tự suy nghĩ trong thời gian lâu hơn.

      4. Ôm và vỗ về con

      Hãy yêu cầu trẻ nói xin lỗi vì đã cư xử sai. Sau đó, bạn có thể ôm, hôn hoặc vỗ nhẹ lên lưng con và nói lời yêu thương. Hành động này giúp trẻ hiểu rằng dù các bé làm sai, bố mẹ vẫn luôn yêu thương và quan tâm.

      Khi hình phạt time- out kết thúc, bố mẹ nên loại bỏ cảm xúc tức giận, thất vọng, tránh nhắc đi nhắc lại vi phạm của con. Điều này có thể khiến trẻ buồn hoặc nảy sinh cảm giác chống đối. Đừng quên khen ngợi nếu trẻ đã nhận ra sai lầm và biết cách sửa đổi. Những lời nói tích cực của bố mẹ sẽ thúc đẩy trẻ làm việc tốt, tránh lặp lại sai lầm cũ.

      CHA MẸ ĐÃ BIẾT ĐẾN TIME- OUT - PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC?

      Trong một ngày, phụ huynh không nên áp dụng hình phạt time- out quá nhiều lần vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Các bé có thể căng thẳng hoặc thiếu hợp tác nếu liên tục bị phạt.

      Mong rằng với những chia sẻ trên, bố mẹ có thể lựa chọn cho mình được cách xử lý phù hợp trong tình huống con mắc lỗi nhé!

      Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘITP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

      Huyền Thanh

      Bình luận về bài viết

      Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

      Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

      Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá