Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và nó đang trở thành mối lo của nhiều bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu rõ về triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để biết cách phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Trẻ em bị sốt xuất huyết có những triệu chứng gì?
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em khởi phát từ 4 - 6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Dưới đây là những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ phố biến qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh.
Giai đoạn sốt
- Quấy khóc
- Bỏ bú, chán ăn
- Buồn nôn, nôn trớ
- Mệt mỏi
- Xuất huyết ở lỗ chân lông
- Chảy máu chân răng
Đối với một số bé lớn hơn, bé có thể bị nhức đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, đau nhức các cơ khớp. Và đặc biệt, ba mẹ có thể nhận biết đó là tình trạng xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông của trẻ. Ngoài ra một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hoặc đi ngoài ra máu.
Giai đoạn nguy hiểm
Khi bệnh diễn biến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã bị giảm một lượng đáng kể..
- Dịch tràn phổi khiến bụng của bé bị sưng phù
- Xuất huyết nghiêm trọng hơn
- Phù nề ở vùng ổ mắt
- Tiểu ra máu
- Chảy máu mũi
- Tụt huyết áp
- Đâu, chân tay lạnh
Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện khiến trẻ rất dễ tử vong.
Giai đoạn hồi phục
- Bé bắt đầu hạ sốt
- Có cảm giác thèm ăn, khát nước
- Số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên( khi làm xét nghiệm)
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?
- Liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ để nắm được diễn biến tình trạng bệnh và hạ sốt cho trẻ.
- Uống thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ, nên để trẻ ăn mặc thoáng mát. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc có chứa ibuprofen hoặc aspirin vì có khả năng gây xuất huyết.
- Cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng để dễ tiêu hóa: cháo, bột, sữa. Không sử dụng các thực phẩm có màu nâu, đỏ vì sẽ khó phân biệt trong trường hợp bé nôn ra máu. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước trái cây.
- Vệ sinh, mắt, mũi, họng bằng dung dịch nước muối 0,9%.
- Mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi, có thể tắm nhanh bằng nước ấm khi trẻ không còn sốt nữa.
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động.
Cách để phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ
Mọi người vẫn hay nói câu "Phòng còn hơn chữa”. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết nên biện pháp phòng bệnh nên được áp dụng. Ba mẹ nên chủ động loại bỏ các tác nhân gây bệnh để trẻ không bị mắc bệnh. Cụ thể như sau
- Vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp các nơi bùn lầy nước đọng, đậy kín các dụng cụ có chứa nước. Thu dọn các vật dụng chứa nước, khai thông cống rãnh.
- Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, diệt lăng quăng, thu gom và vứt bỏ rác, vật dụng, phế liệu trong và xung quanh nhà. Phát quang lùm cây, bụi rậm xung quanh nơi sinh sống.
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, khi ngủ thì mắc màn kể cả ban ngày.
- Ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
- Ngăn cản muỗi đốt bằng cách sử dụng bình xịt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Bình luận về bài viết