Trong suốt các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ luôn cần có sự quan tâm và theo sát của cha mẹ. Có nhiều cha mẹ không để ý đến tình trạng chậm nói của con và để lại những điều đáng tiếc. Các bé đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói. Các con từ 12 đến 24 tháng có những dấu hiệu sau: Không làm được nhiều cử chỉ khi 12 tháng tuổi, không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.
Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
- Không cười tự phát lúc 6 tháng.
- Không bập bẹ lúc 8 tháng.
- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
Cha mẹ cần sớm phát hiện những dấu hiệu của trẻ chậm nói
Nguyên nhân trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở bé. Do đó để có thể khắc phục sớm tình trạng này ở bé, cha mẹ cần kiên trì, quan tâm đến từng sự phát triển của con.
1. Đưa bé đến gặp bác sĩ
Cha mẹ cần đưa con đến gặp chuyên gia, bác sĩ để có lộ trình đúng đắn
Vì nguyên nhân có thể là do bẩm sinh nên cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để có thể có những chẩn đoán kịp thời. Đồng thời cha mẹ nên làm theo chỉ định, phương pháp của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Nhiều cha mẹ tự tìm hiểu những phương pháp không có căn cứ hoặc tự ý mua thuốc cho con uống sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kết hợp với các chuyên gia ngôn ngữ để có lộ trình thích hợp với từng tình trạng của mỗi bé.
2. Cha mẹ kích thích con nói
Cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách, khuyến khích con tập nói
Nhiều bé chậm nói là do cha mẹ không chú ý để dạy con nói khiến sự hình thành về ngôn ngữ và phản xạ của con không tốt. Vì thế, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách, khuyến khích con tập nói. Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
3. Tạo môi trường cho trẻ phát triển khả năng nói
Cha mẹ và người thân trong gia đình nên có những phương pháp tránh trẻ chậm nói như hạn chế việc cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại… Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sự phát triển của bé, đặc biệt hành động này có thể gây tổn thương cho não. Cha mẹ hãy tạo môi trường thích hợp để tăng khả năng giao tiếp cho trẻ bị chậm nói. Mọi người nói chuyện với bé, giao tiếp thường xuyên để bé bắt chước. Ngoài ra có thể để bé gặp gỡ, vui chơi với bạn bè đồng trang lứa để kích thích bé trò chuyện với mọi người.
Bình luận về bài viết