Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặc biệt của con người. Các nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học đều cho thấy rằng bộ não của trẻ ở giai đoạn 0 - 6 tuổi là phát triển nhất, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng gần như định hình những năng lực trí tuệ về sau.
Chính vì vậy, đây là giai đoạn tuyệt vời để ba mẹ, cũng như các thầy cô ở trường mẫu giáo để trẻ hòa mình vào những trải nghiệm khám phá khoa học thông qua các thí nghiệm khoa học sinh động và khám phá thế giới xung quanh.
Vậy trẻ sẽ có gì khi được tiếp xúc sớm với các thí nghiệm khoa học khoa học?
1. Khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ.
Khoa học không phải là những thứ cao siêu và vĩ mô, mà chính là những sự vật và hiện tượng xung quanh cuộc sống của con người chính. Nếu cho trẻ mầm non tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trong tương lai.
Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc cho trẻ tiếp cận với khoa học và các thí nghiệm khoa học sẽ tạo điều kiện rất tốt để hình thành cho trẻ tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu thương gia đình và thiên nhiên.
Khoa học khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Ở lứa tuổi các bé mầm non, các bé chắc chắn sẽ không chịu đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, có người lớn đi theo sau hoặc bảo phải làm gì. Ba mẹ hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích.
Xem thêm:
Thí nghiệm khoa học đơn giản tại nhà với những trái trứng
Bỏ túi 5 thí nghiệm khoa học về thực vật
2. Trẻ có môi trường phát triển các kỹ năng.
Học qua các thí nghiệm khoa học dành cho các bé đương nhiên sẽ không có các công thức hay lý thuyết. Tất cả là học thông qua đặt các câu hỏi, thực hành thí nghiệm và tương tác. Có rất nhiều kỹ năng trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm khoa học như: kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp,...
Trong quá trình học trải nghiệm, các giác quan của trẻ cũng phát triển. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trẻ học thông qua đa giác quan có khả năng nhận thức và khả năng phản ứng trước các tình huống tốt hơn. Nhờ có những hoạt động trải nghiệm thực tế, chú trọng thực hành nên các kỹ năng của trẻ càng trở nên khéo léo và thành thạo hơn theo thời gian.
3. Trẻ có môi trường phát triển tư duy.
Học khoa học chính là một cách học tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp hoặc tư duy diễn dịch.
Trong các hoạt động giáo dục khoa học tương tác, trải nghiệm, trẻ có thể đến sở thú, bảo tàng, phòng thí nghiệm… để tìm hiểu, phân tích, và tương tác với những người có chuyên môn. Các cha mẹ cũng có thể tham gia cùng với trẻ trong những hoạt động như vậy để tạo cơ hội hình thành tư duy khoa học sớm cho trẻ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi trẻ được tiếp xúc môi trường thông tin khoa học sớm, trẻ sẽ học được và hình thành tư duy khoa học ngay từ nhỏ.
4. Trẻ được học về bản chất của các thí nghiệm khoa học.
Khoa học là một phạm trù kiến thức rất rộng của nhân loại và được nghiên cứu suốt thời gian rất dài trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Khoa học chính là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Để trẻ tiếp xúc sớm và khoa học và các thí nghiệm khoa học chính là tiền đề cho trẻ những kiến thức căn bản nhất, bản chất của các thí nghiệm khoa học.
Từ những hiểu biết về bản chất này, sẽ hỗ trợ trẻ rất tốt trong việc rèn luyện tư duy đa chiều và tư duy phản biện. Ngoài ra, hiểu rõ bản chất của khoa học chính là nền tảng của giáo dục STEM trong tương lai.
5. Trẻ có kiến thức để ứng phó với thế giới xung quanh.
Xã hội càng văn minh, con người càng cần đến các kiến thức khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá, chọn lựa và ứng dụng vào cuộc sống. Lấy ví dụ về sự lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của gia đình. Rõ ràng rất cần đến kiến thức về dinh dưỡng, hiểu biết về các loại vitamin, các dưỡng chất thiết yếu, các cách chế biến và bảo quản thực phẩm…
Và hơn hết, chính những trải nghiệm khoa cho trẻ nuôi dưỡng niềm đam mê, sở thích của trẻ ngày một phát triển hơn trong tương lai. Vì vậy, ba mẹ hãy thường xuyên làm thí nghiệm cùng con, khám phá cùng con nhé. Thí nghiệm khoa học không khó như mọi người vẫn nghĩ là cần phòng thí nghiệm.
Các ba mẹ hoàn toàn có thể thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản cùng các bé tại nhà. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm các thí nghiệm khoa học tại LINK này. Cảm ơn ba mẹ đã chú ý theo dõi bài viết!
Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!
Bình luận về bài viết