MÁCH BA MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ HẮT HƠI, SỔ MŨI

Trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn khá yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện khiến cho các tác nhân gây bệnh rất dễ dàng tấn công vào cơ thể. Chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp và dẫn đến hắt hơi sổ mũi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các ba mẹ cách chữa trị khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi

Nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Thông thường, phần hốc mũi có 1 lớp niêm mạc và bao phủ trên đó là lớp nhầy có tác dụng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn giúp bảo vệ xoang mũi. Nếu lớp mô dưới hốc mũi bị tác động bởi thời tiết hay các yếu tố khác làm sản sinh ra nhiều dịch và gây ra tình trạng chảy nước mũi.

Nếu gặp thời tiết lạnh hoặc điều kiện tốt thì vi khuẩn, virus chưa trong niêm mạc sẽ tăng mạnh mẽ, điều đó khiến bé bị viêm mũi, viêm họng. Khi trẻ cảm lạnh ba mẹ sẽ thấy các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi. Trẻ bị chảy nước mũi thường cảm thấy rất khó chịu do lượng khí lưu thông trong mũi bị giảm. Nếu như không được chữa trị đúng cách sẽ làm trầm trọng hơn khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản...dẫn đến việc chữa trị sau này gặp khó khăn.

MÁCH BA MẸ CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ HẮT HƠI, SỔ MŨI

2. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi ?

Ba mẹ phát hiện bé có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi cần chữa dứt điểm ngay để bệnh không có cơ hội tiến triển thêm. Dưới đây là một vài gợi ý, ba mẹ có thể tham khảo.

Dùng nước muối sinh lý

Nếu như thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong thì ba mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý khoảng 0,9% mỗi ngày từ 4-5 lần và mỗi bên khoảng 3-4 giọt. Nếu như nước mũi có màu vàng xanh thì ba mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ có chuyên môn để có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn.

Cách nhỏ muối sinh lý cho trẻ bị hắt hơi, sổ mũi:
- Đầu tiên, ba mẹ cần ngâm chai nước muỗi trong nước ấm.
- Đặt bé nằm ngửa và đầu hơi ngả về sau sao cho phần đầu thấp hơn phần chân.
- Đợi khoảng 30 giây để nước làm chất nhầy trong mũi loãng hơn.
- Làm sạch phần hốc mũi: Đối với trẻ lớn có thể xì mũi thì đặt cho bé ngồi và xì mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ không thể tự xì mũi được thì ba mẹ dùng dụng cụ để hút phần đờm có trong hốc mũi. Ba mẹ có thể sử dụng bóng hút và bóp xẹp chúng rồi đưa đầu ống hút vào vào mũi của trẻ. Bên còn lại thì dùng tay bịt lại rồi nhanh chóng buông cho bóng phồng ra. Phần đờm sẽ được bóng hút vào.
- Vệ sinh bóng hút mũi: bóp mạnh phần bóng hút để đờm nhớt tống ra ngoài. Sau khi hút sạch 2 bên mũi, ba mẹ thực hiện động tác xả bóng hút vài lần dưới vòi nước để vệ sinh bóng hút được hiệu quả.
- Thực hiện nhỏ và hút cho bé khoảng 4 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn đến khi bé khỏi bệnh không còn hắt hơi, sổ mũi nữa.

Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi

Tắm nước ấm cho bé

Hiện tượng hắt hơi sổ mũi có thể giảm bớt khi cho bé tắm bằng nước ấm, cách này giúp khả năng lưu thông máu ở đường hô hấp, giúp cung cấp dưỡng chất nhanh chóng chữa lành tổn thương. Qua đó, lượng dịch tiết trong khoang muối cùng hiện tượng hắt hơi sẽ thuyên giảm rõ rệt. Mẹ có thể để bé ngâm mình trong bồn nước ấm ở nơi kín gió khoảng 5 phút mỗi ngày. Có thể pha thêm vào nước tắm một chút tinh dầu tràm để giữ ấm cơ thể cho bé và hỗ trợ sát trùng đường thở. Cách này rất an toàn có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh khi bị hắt hơi, sổ mũi.
Bấm huyệt nghinh hương chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, mẹ có thể tác động vào huyệt nghinh hương để khắc phục triệu chứng khó chịu này cho con. Huyệt nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Mẹ chỉ cần dùng ngón tay trỏ lần lượt day ấn vào huyệt ở từng bên, mỗi bên khoảng 3 phút. Kết hợp lấy 2 ngón tay vuốt dọc theo sống mũi của bé bắt đầu từ chân mày xuống chóp mũi. Thực hiện 2-3 lần trong ngày này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực bị bệnh, làm mũi bé thông thoáng dễ thở hơn.

Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi

Một số giải pháp khác

- Ba mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước( nước lọc, sữa, nước trái cây,..) và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng( cháo, súp..) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ dàng vệ sinh cho bé. Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon.
- Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.

3. Khi nào thì cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Hệ thống miễn dịch của trẻ cần thời gian dài để đạt sự hoàn thiện. Nếu trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện nặng hơn và giảm dần dấu hiệu thì bệnh sẽ dứt từ 10 - 14 ngày. Nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi mà không có biểu hiện giảm có thể trẻ đang mắc các bệnh nghiêm trọng hơn cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến bệnh viện. Khi có những biểu hiện sau cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế:
- Thay tã ít hơn so với mọi ngày.
- Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.
- Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu.
- Mắt đỏ và tiết dịch mắt màu vàng/ xanh.
- Khó thở.
- Ho kéo dài.
- Nước mũi dày có màu xanh lá trong nhiều ngày.
- Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín.
Đặc biệt, khi có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đi bệnh viện nhanh chóng:
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
- Ho nhiều gây nôn hoặc thay đổi sắc tố da.
- Ho có đờm.
- Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là tình trạng thường gặp ba mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để bệnh mau khỏi. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám nếu thấy tiến triển nặng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết hướng dẫn điều trị trẻ bị hắt hơi sổ mũi trên đây sẽ giúp được cho các ba mẹ chăm sóc con trẻ của mình tốt hơn, để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh và thông minh!

Lê Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá