Mùa hè nắng nóng,cũng là lúc thời tiết môi trường trở nên hanh khô làm cho độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu virus …dễ bùng phát và tấn công khiến trẻ rất dễ mắc bệnh. Việc nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa nắng nóng cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh để bảo vệ con trẻ trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này. Hãy cùng Kiddi tìm hiểu nhé!
1. Bệnh hô hấp
Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính.
- Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết; uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ…
- Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp
Cách phòng tránh:
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bữa ăn của trẻ nên đa dạng, cân bằng giữa 04 nhóm chất gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất; không nên cho trẻ ăn đồ ăn lạnh…
- Hạn chế nguồn lây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người……
- Vệ sinh cá nhân: Các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
2. Bệnh Tay chân miệng
Dấu hiệu nhận biết:
- Sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
- Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
- Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.
Cách phòng tránh :
- Thường xuyên vệ sinh tắm cho trẻ sơ sinh và cách trẻ hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho trẻ .
- Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa . Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ .
3. Sốt xuất huyết
Triệu chứng:
- Sốt cao liên tục trên 3 ngày, xuất nuyết ở tay, chân, mặt, đầu gối, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ói có máu, đi tiêu phân đen.
Đây là một bệnh nguy hiểm dễ mắc vào mùa hè, đa số trường hợp tử vong là do bé gặp phải các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa,… khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời chứ không nên tự ý điều trị tại nhà.
Cách phòng tránh :
- Bạn thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ .
- Khi ngủ bạn mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên .
- Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra . hoặc bạn cũng có thể gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra có thể được truyền nước tại nhà nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau. xem tình trạng của bé như thế nào .
4. Bệnh thủy đậu
Dấu hiệu nhận biết:
- Thường bắt đầu với việc bé bị sốt, nhức đầu, đau họng, hoặc đau đầu mà không bị phát ban. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Bé sẽ sốt ở mức 38.3 - 38.8°C. Sau đó bé sẽ bị nổi các “nốt rạ” ở vùng bụng hoặc lưng, sau đó nó sẽ lan ra khắp cơ thể, sau 2 - 4 ngày các nốt dạ này sẽ chuyển thành bóng nước và tự khô lành trong vòng 4 - 5 ngày.
Cách phòng tránh:
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi: tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi.
- Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn: tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.đặc biệt hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh.
5. Bệnh tiêu chảy ở trẻ trong mùa hè
Triệu chứng nổi bật như:
- Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.
- Hoặc có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…
Cách phòng tránh :
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé .
- Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh cho bé hàng ngày .
- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị .
6. Các bệnh khác
Giữa thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng
Ngoài các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè còn 1 số bệnh khác như ngộc độc thực phẩm và say nắng ở trẻ mà các bậc phụ huy cần chú ý đến trẻ .Để trẻ có 1 sức khỏe lành mạnh trong mùa hè này.
Bình luận về bài viết