Năm nay, thời tiết mùa hè thực sự nắng nóng, có hôm lên tới 39-40 0C…Tình trạng thời tiết khắc nhiệt thế này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em, đây cũng chính là thời điểm các loại bệnh đua nhau bùng phát. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bé có nguy cơ mắc các bệnh mùa nóng? Xin mời các bậc cha mẹ tham khảo và áp dụng một số các biện pháp chăm sóc bé sau đây nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.
Cha mẹ nên cho con ăn uống thực phẩm thanh đạm là chủ yếu. Hạn chế tối đa khi nhiệt độ nóng bức lại cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, chiên nướng, dầu mỡ. Việc con ăn thanh đạm không có nghĩa là chỉ ăn rau, mà cần phải có dinh dưỡng cân bằng.
Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau rền, rau muống, bí xanh… Mùa hè trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.. Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin.
Xem thêm:
5 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong mùa dịch COVID-19
2. Vệ Sinh
Trước tiên, cha mẹ cần giúp con trẻ hiểu rõ tác dụng của việc tắm gội thường xuyên, tránh để cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Thường xuyên thay quần áo cho con trẻ khi có nhiều mồ hôi, tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm. Ngoài ra, không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn.Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.
Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển côn trùng…mầm mống của bệnh tật.
Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột.
3. Tránh ăn uống lạnh
Trẻ em thích ăn hoa quả tươi để lạnh hoặc kem. Nhưng quá nhiều đồ ăn sống lạnh dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, kích thích dạ dày và ruột, đó là gốc rễ dẫn tới các loại bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ tránh xa những thực phẩm sống lạnh này càng nhiều càng tốt, không nên ăn nhiều.
4. Ngăn ngừa muỗi
Cha mẹ cũng nên chú ý giúp trẻ ngăn ngừa muỗi cắn, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, một số nhiễm trùng da nghiêm trọng do muỗi cắn. Đồng thời, cho các bé thường xuyên rửa tay, thay quần áo, giữ cho da khô và sạch sẽ, và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông…) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.
5. Không mở máy điều hòa trong thời gian lâu
Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-28 độ C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.
Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt.
Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài.
Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.
Bình luận về bài viết