Tâm lý của trẻ là một vấn đề được khá ít bố mẹ quan tâm, nhưng đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Những cảm xúc, tâm lý trong quá khứ rất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ sau này, cha mẹ cần để ý và quan tâm hơn về phương diện này của trẻ. Nếu cha mẹ thấy trẻ có những biểu hiện sau cần lưu ý và đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý.
Thay đổi tâm trạng
Trẻ có biểu hiện thu mình lại, thích ở một mình trong thời gian ít nhất 2 tuần. Trẻ thay đổi tâm trạng ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Tâm trạng trẻ thay đổi, thích ở một mình
Cảm xúc mạnh
Trẻ có những phản ứng thái quá với những chuyện thường ngày, sợ hãi thái quá mà không có lý do, trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm trọng quá mức, không kiểm soát được cảm xúc . Đôi khi tim đập nhanh, thở dốc hoặc lo sợ đến mức ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.
Phản ứng thái quá với những chuyện thường ngày
Xu hướng bạo lực
Trẻ có những biểu hiện thay đổi hành vi và tính cách của trẻ bao gồm các hành vi gây nguy hiểm hoặc ngoài tầm kiểm soát như: thường xuyên đánh nhau,có xu hướng muốn làm đau người khác.
Trẻ có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh
Tự làm mình bị thương
Trẻ tự làm hại bản thân một cách có chủ ý, theo chiều hướng tiêu cực. Tự dùng vật sắc để cắt lên cơ thể là hình thức phổ biến nhất, nhưng một số hình thức tự hại khác cũng có thể được trẻ sử dụng như đập đầu, nhổ tóc, đốt và cào, cắn, gãi, đâm, nuốt đồ vật, làm gãy xương.
Khó tập trung
Trẻ có những biểu hiện khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó có thể ngồi yên một chỗ, khó kiểm soát được hành động, thường xuyên phấn khích và kích động. Tăng động giảm tập chung có thể ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và việc học tập của bé.
Trẻ quá phấn khích, không thể tập trung
Bỗng dưng trẻ không muốn ăn uống
Trẻ đột ngột chán ăn, nôn ọe, có phản ứng mạnh khi ăn uống. Hoặc trẻ cảm thấy ngon miệng với những thứ không phải thực phẩm bình thường - là biểu hiện rối loạn ăn uống của trẻ.
Trẻ bỗng dưng chán ăn hoặc ăn những thứ không phải thực phẩm thông thường
Cha mẹ luôn nghĩ với trẻ ở độ tuổi còn nhỏ - cái tuổi mà “ăn chưa no, lo chưa tới” thì có gì mà buồn hay stress. Nhưng trẻ cũng biết buồn, trẻ cũng bị stress, lo âu, căng thẳng, trầm cảm,... Nên cha mẹ cần phải chú ý đến những biểu hiện, hành động và cảm xúc thường ngày của bé để có thể phát hiện ra những vấn đề tâm lý của trẻ để sớm có phương án chữa trị. Vì tương lai được phát triển toàn diện, con cần được phát triển về trí tuệ, thể chất và được phát triển về cảm xúc, tâm lý.
Bình luận về bài viết