Tầm quan trọng của việc mẹ trò chuyện với bé


Trong 1 nghiên cứu của GS.BS.Tronick, ĐH Y Harvard, Mỹ, Giáo sư cho thấy các bé từ rất sớm dưới 1 tuổi đã có thể nhận biết và ảnh hưởng hành vi của cha mẹ và người chăm sóc bé. Cũng như sự phát triển não bộ, xây dựng kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội phần lớn thông qua tương tác yêu thương triều mến và nhẫn nại của cha mẹ. Nếu cha mẹ quá áp lực trong quá trình chăm sóc bé dẫn đến ít biểu hiện những tương tác giao tiếp với bé, bé cũng bị rơi vào những trạng thái khủng hoảng giống mẹ, ngày qua ngày bé sẽ biểu hiện khủng hoảng hơn và chậm phát triển não bộ và các kĩ năng giao tiếp xã hội khác, bé cũng có thể ngày một biếng ăn hơn do bé cũng bị stress như mẹ.

Tầm quan trọng của việc mẹ trò chuyện với bé

Lời khuyên của Giáo sư: mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, đáp ứng trìu mến các phản ứng của bé (bé muốn trò chuyện và giao tiếp), còn gia đình cũng hãy giúp mẹ giảm áp lực bản thân. Mẹ làm được những điều này, bé sẽ phát triển não bộ tốt, kĩ năng giao tiếp xã hội tốt và các vấn đề trong ăn uống cũng dần biến mất.

Một ngày mẹ dành bao nhiêu thời gian nói chuyện với bé???

Bé rất thích mẹ nói chuyện với bé, bé thích nghe giọng của mẹ và nhìn khuôn mặt biểu cảm của mẹ (Theo viện Phát triển vận động nhi khoa của Mỹ), mẹ nên dành thời gian giao tiếp với bé càng nhiều càng tốt, sẽ rất có ích trong việc phát triển não bộ và ngôn ngữ cho bé. Tối thiểu mẹ nên dành 45 phút đến vài giờ trong ngày để giao tiếp với bé.

Tầm quan trọng của việc mẹ trò chuyện với bé

Thời gian mẹ trò chuyện với bé tốt nhất:

  • Khi bé khóc, ẵm bé lên vai thay vì đung đưa hát ru, thì nên trò chuyện với bé, hỏi bé "sao con khóc vậy?, mẹ đây nè, bé yêu của mẹ", dùng từ rõ ràng nhẹ nhàng trìu mến, bé sẽ dễ dàng tự điều chỉnh và không khóc nữa, nếu bạn làm tốt điều này, tầng xuất khóc của bé sẽ giảm hẳn trong ngày.
  • Khi thay tã cho bé, mẹ nói với bé những gì mẹ đang làm. VD như: "ngoan lắm nè, con nằm nghiêng qua trái 1 tí nhé, giỏi lắm bé yêu của mẹ..." Bạn sẽ thấy bé sẽ phản ứng lại bạn khi bạn nói mỗi quy trình.
  • Khi đi ngủ, đọc truyện cho bé, chỉ bé những hình ảnh và nói chuyện về nhân vật trong hình. (vd như: hình con thỏ: "chào bạn thỏ trắng, đôi tai dài thật dài,.."), bé sẽ rất chú ý điều bạn đang nói và não bộ sẽ bắt đầu ghi nhận.

Tầm quan trọng của việc mẹ trò chuyện với bé

Trò chuyện với bé ngay cả khi thay tã

Nguồn tham khảo: GS.BS. Tronick, ĐH Y Harvard của Mỹ báo cáo tại Hội nghị Y khoa với chủ đề phát triển trí thông minh ở trẻ nhỏ với bài bào cáo Infant emotions in normal and pertubated interactions.

Nguồn video: từ nghiên cứu của GS.Tronick- Still face experiment

Phạm Trang

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá