Bóng bay không cháy khi đốt
Chuẩn bị:
2 quả bóng bay,
Nến,
Diêm
Nước.
Thí nghiệm:
Thổi quả bóng bay lên và hơ nó dưới ngọn nến để trẻ thấy là quả bóng sẽ bị vỡ ngay.
Sau đó bạn sẽ dùng một quả bóng khác bơm đầy nước vào bóng rồi để nó hơ trên ngọn đèn nến đang cháy. Bạn sẽ thấy rằng trường hợp này quả bóng không bị cháy nổ.
Giải thích:
Do nước trong quả bóng đã hút nhiệt của nến nên lớp vỏ quả bóng bay không bị cháy vỡ tung. Từ đó bạn có thể giải thích cho trẻ hiểu có thể dập tắt ngọn lửa bằng nước
Nước bên trong quả bóng sẽ hấp thụ phần lớn nhiệt từ ngọn lửa và làm nguội phần vỏ bóng. Điều này sẽ tiếp tục đến khi nước bắt đầu sôi.
Nếu nước sôi, quả bóng sẽ nổ. Nhưng nếu cao su không đủ nóng, nó sẽ không nổ.
Nguyên nhân bóng không nổ là tính dẫn nhiệt, có nghĩa là truyền nhiệt (năng lượng) từ vùng nhiệt độ cao hơn đến vùng nhiệt độ thấp hơn.
Độ dẫn nhiệt của nước gấp 24 lần độ dẫn nhiệt của oxy, hay nói cách khác, nước dẫn nhiệt nhanh hơn 24 lần.
Thổi bong bóng với dầu rửa bát
Chuẩn bị:
1 lọ đựng,
Dầu rửa bát
Ống hút hình tròn.
Thí nghiệm:
Pha dầu rửa bát ra một cái lọ đựng. Không nên pha quá đặc hoặc quá loãng.
Sau đó sử dụng ống hút tròn chấm vào dung dịch vừa pha và thổi bạn sẽ thấy những quả bong bóng tròn xuất hiện.
Đôi khi những thí nghiệm khoa học vui dễ làm này lại khiến cho trẻ thông minh hơn, sáng tạo hơn.
Lửa que diêm cháy không có bóng
A. Chuẩn bị:
1 que diêm.
1 Đèn pin.
B. Thí nghiệm:
Đốt cháy que diêm lên và để nó cách tường khoảng 15cm.
Chiếu đèn qua tay đang cầm que diêm. Bạn sẽ thấy chỉ có bóng bàn tay và que diêm xuất hiện trên tường, không có ngọn lửa.
C. Hiện tượng:
Bạn sẽ chỉ nhìn thấy tay và thân que diêm hiện lên tường. Còn bóng của ngọn lửa sẽ không hiện lên.
D. Giải thích:
Lửa không có khả năng tạo bóng trên tường vì nó không cản ánh sáng xuyên qua nó.
Bản thân lửa chỉ là một nguồn sáng, ánh sáng thường sẽ đi xuyên qua nó.
Thí nghiệm uốn ánh sáng
Chuẩn bị:
Một chai nước khoáng,
Một cây đinh,
Một bút laser
Thực hiện:
Dùng cây đinh đục 1 lỗ trên thân chai nước khoáng
Dùng bút laser chiếu thẳng từ hướng đối diện của lỗ đã đục ở trên thân chai nước
Hiện tượng:
Ánh sáng từ bút laser bị uốn lại. Ánh sáng không truyền thẳng nữa mà lại đi từ bút laser qua lỗ đã đục trên thân chai rồi uốn lại đường đi của nước chảy ra ngoài.
Thí nghiệm vui với nước cực độc đáo này giúp ta tạo ra “dòng ánh sáng” rất đặc biệt đấy. Con em bạn sẽ phải thốt lên về sự thú vị của thí nghiệm khoa học vui dễ làm này.
Nhỏ nước trên đồng xu
Chuẩn bị:
Một đồng xu,
Một ống nhỏ
Thực hiện:
Nhỏ nước từ ống nhỏ vào đồng xu
Hiện tượng:
Nước dần đầy lên trên mặt đồng xu và dâng cao rất nhiều so với chiều cao của đồng xu rồi mới tràn ra ngoài.
Tại sao nước không trào ra khỏi đồng xu mà đầy lên đầy mặt đồng xu như vậy nhỉ? Cùng con lý giải hiện tượng này bố mẹ nhé!
Bài viết là một vài thí nghiệm vui ba mẹ cùng bé có thể thực hiện tại nhà. Nếu các bé yêu thích và muốn tìm hiểu thêm các thí nghiệm ba mẹ có thể tham khảo các thí nghiệm TẠI ĐÂY. Cảm ơn ba mẹ đã chú ý theo dõi bài viết!
Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!
Bình luận về bài viết