Trẻ 1 tuổi đã hoàn thiện một số kỹ năng vận động và nhận thức cơ bản. Thực tế ở giai đoạn này bé đã lớn hơn rất nhiều mặc dù ba mẹ vẫn cảm thấy con thật bé bỏng. Do vậy, ba mẹ cần phải có phương pháp giáo dục đặc biệt giúp bé hoàn thiện các kỹ năng, tăng cường khả năng vận động, nhận thức và các chức năng khác của cơ thể bé.
Trong đó một trong những kỹ năng cần thiết bậc nhất, ba mẹ cần dạy cho bé từ 1 tuổi như sau:
1. Dạy bé tập nói
Sau 12 tháng ba mẹ trò chuyện với bé, cho bé nghe âm thanh các cuộc hội thoại, bé bắt đầu có sự hiểu biết về ngôn ngữ nhất định để có thể phát ra. Lúc này, bé đã có thể nói các từ đơn, sử dụng chính xác ý nghĩa của chúng, từ ghép đơn giản do vậy ba mẹ nên có sự tiếp sức cho bé.
Để tập nói cho bé, ba mẹ có thể sử dụng một số cách sau đây:
- Tập ngôn ngữ cử chỉ, ví dụ: khi mẹ muốn ôm bé, mẹ sẽ kêu “ôm ôm” và giơ hai tay ôm lấy bé, khi chào tạm biệt nói tạm biệt và giơ tay chào,...
- Dạy bé các từ đơn, từ ghép: Thông qua việc sinh hoạt hằng ngày, mẹ sẽ dạy cho bé các từ đơn bé thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như: cái bàn, cái ghế, bát, cốc, bình sữa, mắt mũi miệng…
- Khi bé muốn nói gì đó mà chưa phát ra được, ba mẹ có thể mớm cho bé từ đầu tiên để bé nhắc lại cũng là một cách rất tốt.
2. Dạy bé tự xúc ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 10-18 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để dạy bé tự lập trong việc ăn uống, mẹ nên ngừng việc xúc từng miếng cho bé. Bước vào tháng thứ 12, có thể cho bé ăn các loại thực phẩm mềm và nhỏ bằng cách cho bé cũng tự cầm nắm, bốc hoặc xúc đồ ăn.
Để cho bé tự tập ăn, ba mẹ để bé ngồi vững, bày đồ ăn vào các khay, bát dễ dàng để bé bé tự cầm, nắm, xúc ăn. Mẹ nên khuyến khích bé dùng thìa xúc, gắp đũa lấy thức ăn. Ba mẹ có thể cầm tay, hướng dẫn bé cách cầm đúng, hãy biến việc học tự ăn thành hoạt động trò chơi để bé cảm thấy thú vị hơn khi thực hành.
Bên cạnh đó, thay vì cho bé tập ăn, mẹ và bé có thể chơi trò chơi tự xúc ăn bằng các đồ chơi nấu ăn. Đồ chơi có nhiều màu sắc, hình dạng đáng yêu khác nhau cũng giúp cho bé hứng thú hơn với việc tập ăn.
3. Dạy bé tập thể dục
Dạy cho bé tập thể dục sẽ giúp bé học được cách kiểm soát cơ thể của mình, giúp bé có xu hướng thích hoạt động hơn. Thời gian tập thể dục cho bé mỗi ngày rơi vào 30 - 45 phút, mỗi bài tập chỉ nên kéo dài khoảng 20 - 30s, sau đó chuyển bài tập khác.
Một số bài tập thể dục cho bé, ba mẹ nên tập cho bé như: Bài tập tiếp xúc và ôm, ngồi xổm, cúi gập lưng, từ đầu tới ngón chân,... Ba mẹ có thể tìm hiểu và tập cho bé. Các bài tập này sẽ giúp bé tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, học được cách phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận cơ thể với nhau.
4. Khuyến khích động viên nỗ lực của bé
Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các bé sẽ học tập và thực hiện tốt hơn khi bé được khen ngợi. Vì vậy sau mỗi nỗ lực của bé, ba mẹ hãy dành cho bé những lời khen chân thành để tiếp thêm sức mạnh cho bé học tập thêm hăng săng.
Ví dụ, khi mẹ tập cho bé nói được một từ mới, bé phát âm được đúng từ đó hãy khen “bé nói giỏi quá”. Khi bé gặp khó khăn, chưa thể phát âm chính xác cũng hãy khen ngợi bé, động viên bé tập luyện thêm sẽ giỏi.
Ba mẹ luôn cần tạo ra những cơ hội cho bé tiếp xúc, thực hành các bài tập mỗi ngày để bé có thể sáng tạo, tự tin hơn. Sống trong môi trường được tạo mọi điều kiện về học tập, phát triển giúp bé cảm thấy vui vẻ, tiếp thu nhanh hơn trong việc học tập.
Bình luận về bài viết