PHƯƠNG PHÁP TIME - OUT: DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI

"Thương cho roi cho vọt" là cách dạy con của ông bà ta từ xưa nay. Cách thức này đôi khi gây ra phản ứng ngược, con không những không nghe lời mà còn trở nên xa cách với bố mẹ. Dạy con là cả một quá trình dài, phụ huynh cần lắng nghe, hiểu con và có phương pháp phù hợp, văn minh. Phương pháp Time-out (hình phạt nhẹ) được rất nhiều bố mẹ trên thế giới ưa chuộng bởi hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. 

1. Phương pháp Time-out là gì?

PHƯƠNG PHÁP TIME - OUT: DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI

Phương pháp hình phạt nhẹ Time-out được các phụ huynh hiện đại đánh giá có hiệu quả cao

Time-out là cách phạt không bạo lực, không dùng đòn roi tổn hại đến thân thể của trẻ, thậm chí không được dùng lời nói nặng nề ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bố mẹ phải chiều chuộng, dỗ dành, ngon ngọt khi con mắc lỗi hay nhẹ nhàng bỏ qua.  Đặc điểm của phương pháp giáo dục này là cho bé có khoảng không gian riêng để trầm tĩnh và suy nghĩ về những việc đã làm, tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm sai lầm.

Bố mẹ có thể áp dụng cách dạy này cho trẻ từ 3-5 tuổi trở lên, khi con bắt đầu có nhận thức đúng-sai. Các hình phạt phổ biến như úp mặt vào tường, cho nghe ngồi ở một không gian riêng. Hình phạt quỳ gối ở Việt Nam cũng có phần giống với Time-out. 

2. Nguyên tắc khi dùng phương pháp Time-out

PHƯƠNG PHÁP TIME - OUT: DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI

Tuân thủ các nguyên tắc khi thực hiện hình phạt thì mới đạt hiệu quả

Rèn luyện tính cách của con trong giới hạn và sự kiện trì, bố mẹ cần lưu ý những điều này:

  • Không để ai trò chuyện cùng bé khi bé bị phạt.
  • Hãy nói con không được làm gì trong quá trình bị phạt như đi vệ sinh hay uống nước.
  • Những anh chị, trẻ em khác trong nhà không được phép lại gần chơi đùa cùng con.
  • Tuyệt đối không được mềm lòng hay tỏ ra thương xót bé. 

Time-out giống như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, mang ý nghĩa là nếu phạm lỗi, con sẽ bị phạt và không được chơi với ai, kể cả đồ chơi. Khi sử dụng phương pháp giáo dục này, bố mẹ cũng phải thật kiên nhẫn vì cũng tốn nhiều thời gian để con làm quen và thay đổi.

Rất nhiều bậc phụ huynh thấy phương pháp này hữu ích trong giáo dục, uốn nắn tính cách cho trẻ.

3. Cách thực hiện phương pháp Time-out

PHƯƠNG PHÁP TIME - OUT: DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI

Bố mẹ phải thực sự nghiêm khắc và kiên nhẫn với hình phạt này

- Răn đe và cảnh báo trước thật nghiêm khắc

Bố mẹ không nên phạt con ngay khi con mắc lỗi. Trước tiên, hãy răn đe và cảnh báo trước cho bé hiểu nếu còn tiếp tục hành vi này, con sẽ bị phạt. Nếu sau 2 lần răn đe mà trẻ vẫn tiếp tục mắc lỗi thì bạn hãy nghiêm khắc thông báo: "Con phải bị phạt" và đưa bé vào chỗ đã được quy định trước.

Ngược lại, nếu bé tỏ ra hiểu ý và dừng hành vi có lỗi trước lời cảnh báo của bạn thì đừng ngần ngại khen trẻ. 

- Thời gian chịu phạt

Thời gian chịu phạt nên tính theo phút, mỗi một tuổi tương ứng với 1 phút chịu phạt. Nếu sau khi hết thời gian chịu phạt, bé vẫn lặp lại hành vi cũ thì lần này mẹ cần nghiêm khắc hơn và phạt con lại từ đầu. Hãy cho biết sự không biết hối lỗi của con là sai và con phải bị phạt thời gian gấp đôi ban đầu.

Những cũng cần lưu ý rằng, số lần phạt trong ngày không nên vượt quá 20 lần bởi có thể làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ. 

Hãy theo sát để biết con có thực hiện hình phạt đủ thời gian hay không. Trong thời gian bị phạt nếu bé có hành động khác, tự ý rời vị trí hay tìm mọi cách để gây sự chú ý của bạn thì bạn chỉ nên giữ im lặng, nghiêm khắc đưa trẻ lại chỗ phạt và tính lại thời gian phạt từ đầu.

- Vị trí chịu phạt

Hãy chọn ví trí càng ít người qua lại càng tốt để con không bị phân tâm hoặc có ý cầu cứu ai. Vị trí không gần tivi hay cửa sổ, không có đồ chơi, không có chỗ để ngồi hay nằm,... Mục đích là để bé chán với vị này và sẽ buộc phải suy nghĩ về những gì được nhắc nhở. Nơi cộng cộng bạn cũng có thể thực hiện phạt con nhưng hãy chọn chỗ ít người.

Vị trí phạt con phải thuận tiện để mẹ quan sát con để biết con có đang tập trung suy nghĩ về hành vi của mình không nhé.

4. Những lưu ý khi thực hiện hình phạt

PHƯƠNG PHÁP TIME - OUT: DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI

Phương pháp giáo dục phù hợp sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ trưởng thành toàn diện

- Bé quấy khóc trong và sau khi thực hiện hình phạt

Mục tiêu của phương pháp Time Out là cô lập trẻ trong một thời gian ngắn. Vì vậy, trong thời gian phạt dù bé quấy khóc, bố mẹ cũng mềm lòng. Nếu bạn làm thế một lần, lần sau bé sẽ không còn sợ và thực hiện hình phạt nghiêm túc.

Và một số bé, sau khoảng thời gian khóc sẽ tự động nín. Tuy nhiên nếu trẻ vẫn không nín khóc sau thời gian bị phạt. Bố mẹ hãy lại nói những điểm sai của con trước đó. Và nếu lần sau bị phạt, con phải nín khóc cũng như nhận ra lỗi của mình thì hình phạt mới kết thúc.

- Bé đòi đi vệ sinh và uống nước trong thời gian 

Thực tế thời gian thực hiện hình phạt không quá dài nên nếu bé đòi đi vệ sinh hay uống nước thì rất có thể bé đang muốn thoát khỏi hình phạt. Còn nếu con thực sự cần đi vệ sinh hay uống nước thì bố mẹ có thể đáp ứng. Nhưng hãy cho con biết trong thời gian con làm việc đó thì hình phạt sẽ bấm dừng và con phải tiếp tục chịu phạt sau khi xong việc đó.

- Bé bỏ đi làm việc khác trong thời gian bị phạt

Điều cốt yếu để hình phạt theo phương pháp Time-out có hiệu lực với con là bố mẹ phải thực sự nghiêm khắc. Do đó, nếu trẻ tự ý rời khỏi vị trí phạt, bố mẹ hãy cảnh cáo ngay lập tức và cho con biết điều gì sẽ xảy ra nếu con không nghe lời. Điều này cũng giúp bé suy nghĩ và đưa ra lựa chọn. Từ đó khả năng nhận thức của con phát triển.

Time-out thực sự là một phương pháp giáo dục trẻ tốt. Nó giúp trẻ học cách bình tĩnh, suy nghĩ lại việc làm của mình. Con sẽ trưởng thành với tính cách độc lập và biết chịu trách nhiệm với mọi hành vi của bản thân. Nếu áp dụng tốt, bố mẹ cũng sẽ thấy rất an nhàn trong nuôi dạy con. Hãy lựa chọn phương pháp giáo dục thật hữu ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhé.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá