Một thực trạng đang xảy ra ở một bộ phận phụ huynh là quá bao bọc trẻ, cha mẹ thường cho rằng, con phải đi nhà trẻ sớm là khổ, là thiếu đi sự chăm sóc của gia đình. Thế nhưng theo một số ý kiến của các chuyên gia về trẻ em lại chỉ ra rằng trẻ từ 10-18 tháng là độ tuổi vàng để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do đó, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.
Xem thêm: Phụ huynh cần quan tâm điều gì khi chọn trường cho trẻ đi học sớm?
Khi nào cho bé đi mầm non là thích hợp?
Rất khó để nói thời điểm nào là phù hợp cho em bé để bắt đầu đi học. Điều này tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh gia đình và tùy từng đứa trẻ. Việc chọn độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là phụ thuộc vào sự phát triển não bộ và những kĩ năng giao tiếp tối thiểu của bé. Phải đạt được 2 điều này mới mang lại nhiều lợi ích cho việc đi mẫu giáo, nếu không sẽ mang nhiều tác hại hơn là lợi ích, đặc biệt về tâm lý của các bé.
Theo báo cáo của Gs.Bs. Anna, chuyên gia tâm lý trẻ em 29 năm tại Santa-Fe, Mỹ, chưa có độ tuổi tốt nhất cho bé đi nhà trẻ, tùy thuộc vào từng địa phương, tính chất công việc và sự phát triển của trẻ mà điều chỉnh độ tuổi cho trẻ đi học phù hợp. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp... việc cho trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo cũng không có quy định cố định nào về độ tuổi.
Tuy nhiên, từ 10 - 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Bởi ở độ tuổi trên 18 tháng, bé đã biết đi, có thể theo các bạn để tham gia các hoạt động, di chuyển ở trường như đi ra nhà ăn, đi dạo… mà cô giáo không phải bế. Ở độ tuổi này, bé cũng đã có một số kỹ năng tự lập nhất định, con bước đầu biết tự xúc ăn dù còn rơi vãi và chưa khéo, biết đội mũ, đi dép...Bé cũng bắt đầu biết nói các câu đơn, biết bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình bằng các câu ngắn, nhờ đó có thể thông báo cho cô giáo các nhu cầu của mình. Bé cũng ít nhiều bày tỏ được cảm xúc của mình với bố mẹ về giáo viên hay việc đi học. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.
Cho trẻ đi học sớm có những lợi ích gì?
1. Trẻ được chăm sóc, dạy dỗ khoa học hơn
Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng con đi nhà trẻ, sớm sẽ không được chăm sóc chu đáo hay lo ngại lớp quá đông thì con mình sẽ không được chăm sóc kỹ. Do đó, nhiều cha mẹ để con ở nhà với ông bà hoặc giúp việc chăm sóc. Trên thực tế, ông bà hay hoặc giúp việc đều có cách chăm sóc, yêu thương trẻ tốt, tuy nhiên, họ đều không được trải qua đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ, không thể dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi học sau này.
Khi bé ở nhà cha mẹ cũng có thể dạy bé làm quen với bảng chữ cái, các con số hay dạy bé khá nhiều điều. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn rất nhiều khi bé được đến lớp, được các cô dạy dỗ theo 1 quy trình chung, khoa học hơn để bé phát triển đúng độ tuổi phát triển toàn diện về tư duy, cảm xúc. Không những thế khi bé tới trường sẽ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng do các đầu bếp lên thực đơn hàng ngày, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ có những tư vấn kịp thời cho sức khỏe của bé.
Xem thêm: Làm thế nào với trẻ khủng hoảng tâm lý khi đi học mầm non sớm?
2. Trẻ hiểu biết nhanh hơn, nhiều hơn
Khi trẻ tới trường sẽ được chăm nom, dạy dỗ đúng cách từ những cô giáo được đào tạo, với cách hướng dẫn dễ hiểu, bài bản khoa học do đó trẻ sẽ tiếp thu và xử lý thông tin nhanh biết hơn. Trong một cuộc khảo sát gần đây khi hỏi những phụ huynh cho trẻ đi học sớm đều trả lời khi cho bé đi học sớm con nhanh biết nói, nhanh biết đi và nhận thức thế giới xung quanh, thường xuyên đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến nhiều hơn.
Trong môi trường mầm non bé được vui chơi, kết bạn, khám phá nhiều sự vật hiện tượng, thế giới chắc chắn sẽ giúp trẻ khám phá bản thân, bộc lộ nhiều khả năng hơn khi ở nhà một mình với giúp việc hoặc ông bà. Con sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể, giúp con trong việc hình thành thói quen làm việc nhóm sau này .Chính điều này giúp trẻ tiếp xúc và dần dần hình thành những kỹ năng sống có lợi một cách tự nhiên nhất.
Đặc biệt, ở trường con được học nói, học hát, đọc thơ, kể chuyện,… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
3. Trẻ sẽ ngoan hơn
Trong xã hội ngày nay mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, mỗi đứa trẻ đều là báu vật của gia đình dẫn tới ba mẹ thường chăm sóc bao bọc con thái quá, chiều theo mọi đòi hỏi của con bất kỳ lúc nào. Dẫn tới bé sẽ có tính ỷ lại bố mẹ, ông bà và sẵn sàng mè nheo, nhõng nhẽo, thậm chí là ương bướng, ngang ngạnh, sử dụng những hành động quá khích khi không vừa lòng điều gì.
Do đó, việc gửi con cho các cô giáo sẽ là điều cần thiết để trẻ phát triển. Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong mọi việc liên quan. Nếu phụ huynh để bé lớn hơn, đến khoảng 2 tuổi con đã có nhận thức, bám người nhà hơn và cũng là độ tuổi ương bướng nên việc đi học khó khăn hơn rất nhiều. Quan trọng hơn, làm quen với trường lớp từ sớm sẽ giúp con không cảm thấy việc đi học là gánh nặng mà là niềm vui.
4. Rèn luyện tính độc lập
Nếu cho con đi nhà trẻ sớm, bạn sẽ phải bất ngờ với sự tự lập của con đấy. Trẻ ở nhà thường rất dễ ỷ lại, sinh ra tính mè nheo và nhõng nhẽo. Nhưng đi học, con không thể ỷ lại mà phải tự lập. Dưới sự động viên của giáo viên và sự cổ vũ của bạn bè bé sẽ có tinh thần tự làm nhiều công việc phục vụ cho bản thân mà không dựa vào các bậc cha mẹ như tự đi giày dép, mặc áo khoác khi ra ngoài, tự dọn đồ chơi, tự chơi nữa và rửa tay khi tay bẩn hoặc trước bữa ăn mà không cần ai giúp đỡ. Sự tự lập cũng khiến bé hình thành những thói quen tốt, lối tự duy chủ động, sẵn sàng đương đầu với khó khăn chứ không rụt rè ỷ lại.
Việc cho bé đi học sớm hay không còn phụ thuộc vào mỗi gia đình, tuy nhiên chúng ta đều thấy những lợi ích mà nó mang lại cho bé cả hiện tại lẫn tương lai. Kiddi mong rằng những chia sẻ trên phần nào giúp ba mẹ có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích để cân nhắc, lựa chọn những gì tốt đẹp nhất cho trẻ!
Bình luận về bài viết