Trước khi sinh con, các bậc phụ huynh thường xuyên tự nhủ với bản thân mình rằng cần phải nuôi dạy con quy củ, nghiêm khắc. Tuy nhiên, trên thực để trở thành một ông bố hay bà mẹ tốt không hề dễ dàng chút nào. Dưới đây là 7 sai lầm khi nuôi dạy con mà phụ huynh nào cũng có thể gặp phải. Hãy cùng Kiddi tìm hiểu nhé!
1. Quá bao bọc con
Nhiều bố mẹ đang vì yêu thương con mà không phát hiện ra là mình đang bao bọc con. Phụ huynh tưởng rằng khi “bao bọc” con trong vòng tay con có thể được an toàn nhưng thật ra lại đang tước mất khả năng đề phòng, chống chọi với những khó khăn trong cuộc sống. Phụ huynh đang dựng lên bức tường thành vững chắc nhất để bao bọc con, cha mẹ đã cướp mất cơ hội để đứa trẻ biết ứng phó, nhận diện tốt xấu, xử lý các tình huống kể cả đơn giản nhất trong cuộc sống.
Và hiện nay, giáo dục gia đình đang rơi vào vòng luẩn quẩn: cha mẹ sợ hãi nên ra sức bảo vệ con. Khi được “ẵm”quá mức, trẻ lại càng yếu đuối, càng thiếu kỹ năng nên bố mẹ lại càng “siết”. Tình thương của bố mẹ đã vô tình đẩy con vào vùng nguy hiểm ngay trong vòng tay của mình. Trước những tiềm ẩn nguy cơ trong cuộc sống, cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng tìm cách làm hộ con mọi việc, bao bọc, ngăn cấm con một cách gay gắt để tránh các rủi ro. Họ yên tâm với cách bao bọc, ngăn cấm của mình nên quên giải thích cho trẻ vì sao và hậu quả có thể xảy ra trước các vấn đề.
Khi 3-4 tuổi, con đã có thể tham gia vào một phần công việc nhà thì nhiều bố mẹ vẫn phục vụ con từ A đến Z, thậm chí có rất nhiều con học lớp 3-4 vẫn được xúc cho ăn.
Sai lầm ở đây là bố mẹ chỉ biết phục vụ mà không hề dạy con phải thực hành thế nào. Những đứa trẻ đó sẽ không tự lập được vì không được dạy về trách nhiệm của bản thân. Từ bé, bố mẹ không dạy con các kỹ năng để con tự lập thì chắc chắn khi lớn lên các con không thể tự lập được.
2. Không đặt ra kỷ luật cho con
Nếu chúng ta muốn con biết đúng sai, tự chủ và có cách cư xử đúng đắn thì nhất định phải dạy con. Bên cạnh sự yêu thương, nâng niu, cần phải có kỷ luật để rèn các con vào nếp. Khi thấy con mình bày trò phá bĩnh hay bắt nạt trẻ khác mà bạn không hành động ngăn lại, trẻ sẽ dễ sinh tính hung hăng, khó bảo. Chuyện thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề. Các bậc cha mẹ thường không biết làm như thế nào để xây dựng nguyên tắc với con, do vậy họ chọn cách im lặng và không làm gì cả. Việc nuôi dạy con theo cách này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, con dễ hình thành tâm lý trống phá xã hội, dễ lầm vào vòng phạm pháp.
Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái được và không cũng như cách tương tác, giao tiếp với người khác. Đa phần các bậc cha mẹ không mấy khi để ý đến chuyện này, bởi họ cảm thấy mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng, cha mẹ không muốn làm gì để cho con cái tự do. Hãy đặt ra kỷ luật cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ, từ giờ giấc sinh hoạt cho đến việc học tập. Việc này sẽ tạo thành thói quen cho trẻ và cách làm việc theo giờ như vậy sẽ có những hiệu quả rất lớn đó các cha mẹ nhé
3. Áp đặt, kiểm soát con
Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng liên tục nhắc nhở con phải làm gì và làm như thế nào. Tất nhiên, đây là điều hết sức bình thường vì bố mẹ nào cũng luôn cố gắng hết sức để giữ cho con mình khỏe mạnh và an toàn. Tuy vậy, việc kiểm soát con thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân và cũng kìm hãm sự phát triển cái tôi của trẻ, bạn đang xóa bỏ không gian riêng để trẻ phát triển. Hành vi này của bố mẹ sẽ khiến con gặp vấn đề về khả năng thích nghi xã hội, kết bạn hay phân tích hành vi.
Sự cấm đoán, quản thúc và gò bó suy nghĩ cá nhân lên con khiến trẻ cảm thấy bị thiếu tôn trọng, “ngạt thở”, tự ti và cáu gắt với phụ huynh. Tác hại là trẻ có tâm lí đối phó, sợ hãi và né tránh giao tiếp với cha mẹ. Lạm dụng quyền hạn của người lớn để ra lệnh và áp đặt lên suy nghĩ của con là một trong nhiều nguyên nhân khiến con xa cách với cha mẹ, khiến rạn nứt mối quan hệ gia đình với con cái.
Vì vậy, nếu nhận thấy con có khả năng xử lý tình huống mà không cần sự giúp đỡ, phụ huynh hãy để con tự làm điều đó. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cách vượt qua tình huống khó khăn nhưng không nên áp đặt, hướng dẫn và chỉ cho con và cho con tự lụa chọn, nếu sự lựa chọn của trẻ chưa đúng hãy lý giải cho con vì sao nó không đúng chứ không áp đặt suy nghĩ của phụ huynh lên trẻ.
4. Lạm dụng đòn roi
Mặc dù sự kiên nhẫn của cha mẹ có giới hạn, tuy nhiên, nếu dạy trẻ bằng đòn roi hay la mắng không đạt được hiệu quả thực sự. Rất nhiều phụ huynh tin rằng chỉ có đòn roi mới có thể hình thành kỷ luật và uốn nắn con hiệu quả. Họ không chỉ tin rằng đòn roi là cách rèn luyện kỷ luật tốt nhất mà còn tích cực sử dụng phương pháp này khi dạy con.
Việc lạm dụng đòn roi sẽ dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực hơn là tích cực. Các chuyên gia cho biết lạm dụng thể chất dẫn đến rất nhiều hậu quả, trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích. Đứa trẻ thường xuyên bị phạt đòn roi còn có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hen suyễn cao hơn.
Bạo lực không phải là phương pháp lâu dài để tạo kỷ luật cho một đứa trẻ. Chúng cần được hiểu những nguyên nhân đằng sau hành vi chưa phù hợp. Thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết nhất thời, cha mẹ nên giải thích cặn kẽ lý do tại sao điều chúng làm là sai.
5. Hay dọa dẫm con
Người lớn thường dọa nạt với mục đích buộc các bé phải ngoan. Tuy nhiên, có những câu dọa “quá đà” có thể ảnh hưởng đến tinh thần còn non nớt của bé. Khiến bé sợ hãi, hoảng loạn thậm chí bị ám ảnh không phải cách dạy con khoa học.
Với các bé, sự hiểu biết về cuộc sống thật và trí tưởng tượng còn chưa rõ ràng. Đó là lý do vì sao phần lớn các bé đều sợ ma quỷ ở gầm giường, sợ bóng tối hay một cái bóng…..."Nếu con vẫn cứ khóc, mẹ sẽ đưa con cho người đàn ông kia và ông ta sẽ nhốt con đấy!", câu nói dọa dẫm này có thể khá hiệu quả, nhưng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh không nên dùng cách này.
Thực tế, khi sợ hãi, trẻ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ rất lo lắng mỗi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà bố mẹ thường lôi ra để dọa nạt. Ngoài ra, do não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi, trẻ sẽ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn, bật án hơn.
6. Hay quát tháo, to tiếng
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng quát mắng có thể khiến con sợ, giúp giải quyết được vấn đề ngay lập tức cũng như ngăn chặn việc tái phạm lỗi. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu tâm lý, việc quát mắng chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể khiến con cư xử tồi tệ hơn, gây hệ lụy về lâu dài.
Việc la mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ hình thành nỗi sợ hãi, sự bất an về tâm lý. Thậm chí, thay vì nghe lời, trẻ có thể phản ứng lại với phụ huynh một cách cực đoan. Sau này khi gặp vấn đề tương tự, trẻ có thể dễ gắt gỏng, giận dữ, thích la mắng.
Một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo bởi vì chúng luôn sống trong cảm giác thiếu an toàn, không thể đặt niềm tin vào người lớn, nếu làm sai có thể bị cha mẹ mắng. Chưa kể, thói quen la mắng con thường xuyên sẽ dễ khiến con trở thành người sống khép kín, không thích chia sẻ và không muốn kết bạn.
Tóm lại, la mắng con không phải là phương pháp giáo dục hiệu quả. Mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc khác nhau, quan trọng là cha mẹ cần biết cách giúp con thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất cũng như phát huy khả năng sáng tạo của con thích hợp theo từng nhóm tuổi.
7. So sánh trẻ với những đứa trẻ khác
Người lớn chúng ta thường cố tình hoặc vô tình so sánh con cái của họ với những đứa trẻ khác và sử dụng con cái của người khác để giáo dục con cái mình. "Con thấy con nhà người ta chưa? Con người ta là lớp trưởng, con ngoan, trò giỏi,..." là những lời mà ai cũng đã nghe qua, thế nhưng bạn có nghĩ một ngày con bạn cũng so sánh bạn với phụ huynh khác hay chưa?
Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Chẳng có đứa trẻ nào tốt hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện. Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải giống với người anh chị em, hoặc con của một người bạn của cha mẹ chúng.
So sánh con mình với người khác sẽ làm giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân ở một đứa trẻ. Nó cũng tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, bởi trẻ thường cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bạn. Trẻ cần tình yêu thương và sự ủng hộ của bố mẹ trong mọi tình huống, do đó thay vì cố nói những câu so sánh để trẻ chán nản và thất vọng, bạn hãy tập trung nói về vấn đề và tìm cách giúp trẻ cải thiện.
Ngược lại, việc so sánh một cách quá tích cực về con mình đối với những người khác cũng làm con bạn trở nên kiêu căng, tự phụ. Khen ngợi là tốt, nhưng đừng khen ngợi đến mức khiến trẻ nghĩ rằng, chúng giỏi hơn người khác rất nhiều.
Còn có nhiều sai lầm khác trong việc dạy con cái, tuy nhiên những sai lầm trên đây là những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ Việt hay mắc phải nhất. Các bậc cha mẹ hãy tham khảo bài viết này và khắc phục sai lầm, giúp bé yêu phát triển tốt nhé.
Bình luận về bài viết