Không ít cha mẹ dùng đòn roi để rèn luyện hành vi tốt ở bé. Tuy nhiên, việc dùng "bạo lực" chỉ khiến bé hoảng sợ, thiếu tự tin mà không đem lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Những gợi ý sau sẽ giúp cha mẹ biết cách xử sự khi bé hư:
1. Dạy bé nhận diện hành vi xấu
Nếu bạn đánh đòn khi bé hư, bé có thể tạm thời ngưng hành vi xấu; nhưng là vì sợ bạn chứ bé không hiểu vì sao phải chấm dứt hành động kia.
Thay vào đó, nếu bạn dạy bé cách nhận diện hành vi không được phép, bé sẽ tự ghi nhớ và biết kiểm soát chúng. Lấy ví dụ, nếu bé “cầm nhầm” một món đồ của bạn chơi, bỏ qua chuyện đánh đòn, cha mẹ nên đề nghị bé gặp trực tiếp người bạn đó và trả lại món đồ. Có thể hỏi xem vì sao bé hành động như vậy và bé sẽ làm thế nào để sửa chữa lỗi lầm. Phương pháp này giúp bé nhận diện và biết cách kiềm chế bản thân trước những hành vi xấu.
2. Cho bé vài thông tin
Nếu bạn muốn bé tắt tivi, bạn không nên chạy bổ vào phòng và “tắt bụp” tivi trước mặt bé; tốt hơn, bạn thử cho bé một số thông tin dự báo: “Đến giờ ngủ rồi đấy.Con tự tắt tivi hay để mẹ tắt hộ nào”.
Tương tự, nếu bé đang vui chơi trong công viên, bạn nên đưa cho bé vài lời cảnh báo trước khi thời gian chơi đã hết.
3. Cho bé vài lý do
Nhiều khi, nguyên nhân của những cấm đoán được cha mẹ đưa ra không rõ ràng (VD: “Vì mẹ muốn thế” hoặc “Mẹ đã nói như thế rồi”). Các bé sẽ không thể hiểu lý do gì mà bị cấm. Ngay cả khi các bé không đồng ý với các giải quyết của cha mẹ, cha mẹ cũng nên làm hài lòng bé bằng những câu giải thích dễ nghe, dễ hiểu hơn.
4. Lấy công chuộc tội
Thay vì la mắng hay “phát mông” bé, bạn có thể để bé làm một vài việc tốt để chuộc lại lỗi. Trước tiên, cha mẹ nên giải thích cụ thể hành vi sai của bé và sau đó đưa ra vài việc nhà để bé chọn lựa; ví dụ, bé có thể tự đi rửa cốc, ngồi xuống cùng gấp quần áo với mẹ (khi bé lôi và vứt quần áo lung tung trong tủ quần áo).
5. Thay vì đe dọa, nên cho bé chọn lựa
Nếu bé cư xử không đúng trên bàn ăn, thay vì dọa bé không được ăn tiếp, cha mẹ nên nói: “Nếu con còn gây lỗi, mẹ sẽ chuyển cho con ăn một mình trong phòng”. Sau đó, mẹ vờ hỏi xem liệu bé có thích được tự do ăn uống trong phòng riêng (nơi không có ai trò chuyện) hay bé sẽ cùng ăn vui vẻ với gia đình.
6. Cân nhắc thái độ của bạn
Thử kiểm tra xem bạn có thường xuyên giận dữ không? Bạn có liên tục mất bình tĩnh? Hoặc bạn có thích trừng phạt bé nặng tay trong lúc nóng nảy?
Khá nhiều cha mẹ không giữ được sự điềm tĩnh và ôn hòa khi giáo dục các bé. Nên nhớ, nếu bạn dễ nối đóa thì bé chỉ sợ bạn chứ không hề hình thành ý thức tự sửa lỗi. Hãy khoan trừng phạt bé khi bạn không kiềm chế được bạn thân mà nên trao đổi tiếp với bé khi bạn bình tĩnh hơn.
Xem thêm: https://www.kiddi.vn/bai-viet/...
Theo Mẹ&bé/Parenting
Bình luận về bài viết