Giai đoạn 1 tới 3 tuổi được xem là giai đoạn quan trọng nhất để trẻ phát triển các kỹ năng. Lứa tuổi này trẻ đã có phản ứng tích cực hơn với những kích thích về thính giác, thị giác, theo đó nhận thức về thế giới bên ngoài cũng dần gia tăng. Thế nên vận động trong thời điểm này không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích phát triển thể chất cho bé, mà còn là một công cụ phát triển sự tự tin ở trẻ sau này.
Xem thêm: 5 trò chơi vận động tại nhà cho bé mầm non phát triển thể chất
Vận động kích thích não bộ của trẻ như nào?
Vận động phát triển thể chất cho trẻ mầm non mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.
Tại từng thời điểm khác nhau, trẻ có thể đạt tới những cột mốc phát triển khác nhau. Mốc đánh dấu cho thấy sự phát triển tuần tự thể chất ở trẻ từ 1 tuổi là khi trẻ biết đứng thăng bằng. Khi ở độ tuổi thứ 2, trẻ có thể biết ăn bằng muỗng, uống bằng ly, tập bỏ tã và nhảy là những hoạt động cần phối hợp nhiều động tác và yêu cầu sự khéo léo ở trẻ. Việc phát triển kỹ năng vận động của trẻ rất quan trọng bởi đó là những kỹ năng thiết yếu, buộc phải vận động hàng ngày. Hoạt động thể chất giúp trẻ trở nên tự lập hơn, kích thích não bộ cải thiện khả năng học tập và gia tăng cơ hội hòa nhập với cộng đồng, với những bạn bè cùng trang lứa.
Hiểu và nắm được quá trình phát triển ở trẻ giúp cha mẹ biết được mối liên hệ giữa phát triển điển hình của trẻ bình thường và khiếm khuyết trong quá trình phát triển của trẻ. Việc luyện tập, vận động kích thích não bộ quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ chơi với bạn bè cùng lứa tuổi là cách tốt nhất để trẻ phát triển các kỹ năng vận động này.
5 bài tập vận động rất có ích cho sức khỏe của bé từ 1-3 tuổi
Xem thêm: TRẺ LƯỜI VẬN ĐỘNG, CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
1. Leo trèo
Trèo tường leo đá được xem một trong những kỹ năng phối hợp tuyệt vời của các nhóm cơ lớn và nhóm cơ nhỏ. Đây là lúc bé phát triển sức mạnh toàn thân, thông qua sự phối hợp khéo léo của tay và chân khi thực hiện việc leo trèo.
Khi leo trèo, trẻ em hít thở sâu trong khi chủ động sử dụng cơ bắp của chúng, giúp oxy hóa máu. Càng leo lên cao thì càng giúp cơ thể của trẻ nắm bắt các rung động làm tăng lưu lượng tim mạch, tạo cơ bắp chân tay khỏe mạnh.
2. Nhảy
Khuyến khích bé nhảy từng chân và hai chân. Sẽ thật tuyệt vời khi bé nhận ra khả năng kiểm soát và thăng bằng của mình đang ngày một tiến bộ. Cha mẹ có thể giúp bé bằng cách trợ lực dưới nách hay cánh tay.
3. Ném, đá bóng
Không quá sớm để bé làm quen với môn thể thao này. Tất nhiên, hãy bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản như lăn bóng, ném bóng và đá bóng... Bạn sẽ thấy bé cực kỳ hào hứng mỗi lần tham gia.
4. Đi bằng tay
Kỹ năng vận động thú vị này có thể khiến cả bạn và bé ‘mệt bở hơi tai’, nhưng lại cực kỳ hấp dẫn với trẻ nhỏ. Đã tới lúc bạn thể hiện vai trò hỗ trợ đắc lực của mình bằng cách, khuyến khích bé di chuyển trên hai tay trong khi bạn hỗ trợ dưới hông hay chân bé.
5. Thăng bằng
Khả năng thăng bằng và kỹ năng phối hợp vận động, là những kỹ năng được được đặc biệt chút trọng. Bởi nó được xem là nền tảng, cho mọi kỹ năng vận động sau này ở trẻ. Nó không chỉ giúp bé điểu khiển những hoạt động, sinh hoạt thường ngày, mà còn gia tăng hiệu suất tiếp cận với các hoạt động thể thao, khi mà cơ thể có thể kiểm soát được việc tiêu hao năng lượng cần thiết cho từng hoạt động, nhằm giảm thiểu mệt mỏi.
Nếu bạn không có một chiếc cầu thăng bằng chuyên nghiệp tại nhà. Với bé, tập thăng bằng thật đơn giản có thể chỉ là đi trên một đường thẳng. Hãy tận dụng và xếp thành hàng từ những cuốn sách cũ, tấm ván cũ, hay đơn giản hơn là một đường băng dính trên sàn.
Với những kỹ năng, kiến thức mà các bé tiếp nhận được từ những hoạt động thể chất không chỉ giúp các con có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh, cân đối mà còn giúp các con tự tin và năng động hơn trong cuộc sống. Hãy luôn động viên trẻ tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất để tăng tính sáng tạo và rèn luyện sức khỏe.
Bình luận về bài viết