CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON

Tư thế ngồi của trẻ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp và chiều cao của con ngay từ nhỏ. Nếu thấy con ngồi bệt dưới đất theo hình chữ W, cha mẹ hãy ngay lập tức sửa tư thế cho con ngay nhé!

CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON

1. Dáng ngồi chữ W là gì?

Ngồi hình W là hành động trẻ nhỏ ngồi ở dưới đất với bàn chân và đầu gối để phía sau. Nếu bố mẹ nhìn các bé từ trên xuống thì sẽ thấy chân các bé tạo thành hình chữ W. Khi ngồi theo hình chữ W, hai đầu gối của con sẽ bị cong và chân quay hướng ra ngoài cơ thể.

CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON

Điều này thường thấy ở trẻ sơ sinh, mẫu giáo vì hành động ngồi này giúp các bé thoải mái hơn, dễ dàng đứng lên hơn các dáng ngồi khác. Đây là tư thế được nhiều trẻ yêu thích vì dễ tiếp cận được với các vật dụng, đồ chơi và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ. Nhưng điều này sẽ trở thành vấn đề lớn khi các bé thường xuyên ngồi dáng ngồi W và quên đi các dáng ngồi khác.

2. Hiểm họa từ tư thế ngồi chữ W

Theo các chuyên gia về xương khớp, tư thế ngồi chữ W sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ vì một số lý do sau:

CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON
  • Tư thế ngồi chữ W khiến cơ thể dồn nhiều áp lực vào cơ chân, các khớp, hông và đầu gối, dẫn đến phần cơ trên thân không thể phát triển vì không phải hoạt động nhiều.
  • Tư thế ngồi chữ W sẽ khiến cơ chân bị co rút và các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi của trẻ.
  • Tư thế ngồi chữ W khiến trẻ gặp phải các vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kỹ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn.
  • Các chuyên gia đều cho rằng việc trẻ ngồi tư thế W quá lâu sẽ khiến trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động thô như phối hợp và cân bằng.

3. Khi nào cha mẹ cần lo lắng về dáng ngồi chữ W?

Dáng ngồi chữ W không phải lúc nào cũng là vấn đề. Sự thật thì giai đoạn trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rưỡi xương khớp còn rất linh hoạt và dễ uốn. Và hiện tượng xương đùi xoay vào trong là khá điển hình ở trẻ. Tuy nhiên nó có xu hướng giảm dần ở giai đoạn sau, khi mà sự định hình của xương khớp sẽ theo trẻ đến tuổi trưởng thành.

CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON

Nếu bố mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây, có thể cân nhắc để được tư vấn từ chuyên gia trị liệu nhi khoa:

  • Trẻ chỉ ngồi một tư thế duy nhất kiểu chữ W.
  • Trẻ đi khập khiễng tăng dần.
  • Phát hiện điểm yếu ở cơ chi dưới.
  • Có “dáng đi chim bồ câu”.
  • Có vẻ vụng về với các nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo hoặc phối hợp hai bên cơ thể kém (kéo khóa áo, mở nắp hộp, duy trì giữ đồ vật, buộc dây giày…).

4. Cách hạn chế dáng ngồi chữ W ở trẻ

Có những thời điểm trẻ nhỏ thích ngồi dáng ngồi này nhưng bố mẹ hãy yên tâm nhé, trẻ sẽ không ngồi như thế này lâu đâu. Nếu trẻ đã biết ngồi, khi thấy trẻ đang ngồi dáng ngồi này, việc bố mẹ cần làm ngay lúc này là đặt lại vị trí chân của bé. Nếu bé lớn hơn, thì bạn hãy nói cho con hiểu rằng: “Mẹ/ Bố nghĩ con cần phải ngồi lại vì ngồi như này sẽ không tốt cho con!”.

CẢNH BÁO TƯ THẾ NGỒI CHỮ W GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP CỦA CON

Các bậc phụ huynh có thể gợi ý cho trẻ các dáng ngồi kiểu khác tốt hơn như sau:

  • Tư thế ngồi khoanh chân: Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước. Đây là tư thế phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể.
  • Tư thế ngồi duỗi thẳng 2 chân: Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân duỗi thẳng ra trước mặt. Tư thế này rất tốt với cơ thân vì nó đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.
  • Quỳ cao: Đây là tư thế quỳ gối trên sàn với hông và người thẳng. Tư thế này giúp phát triển xương chậu, khớp hông và cơ đùi rất tốt.

Với sự gợi ý, khuyến khích con ngồi dáng ngồi mới của cha mẹ, trẻ sẽ dần dần tự động không ngồi dáng ngồi W nữa. Bố mẹ hãy giúp con điều chỉnh dần dáng ngồi nhé, chỉ cần để ý một chút trẻ nhỏ sẽ được phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn, tránh những hậu quả khó lường về lâu dài!

Huyền Thanh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá