CHĂM SÓC VỊ TRÍ TIÊM SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH: CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?

Hầu hết sau khi trải qua tiêm chủng trẻ đều có biểu hiện sưng tấy vị trí tiêm, quấy khóc,... khiến ba mẹ bối rối, lo lắng. Khi thấy con đau, nhiều ba mẹ tìm cách giảm đau cho con như chườm, đắp thuốc. Nhưng chườm nóng hay chườm lạnh hay chăm sóc vị trí sau tiêm chủng của trẻ thế nào mới đúng thì ba mẹ cần tìm hiểu rõ để tránh làm vết tiêm trở nặng.

Trước khi tìm đến các biện pháp giảm đau vị trí tiêm sau tiêm của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin sau.

1. Cách giảm đau cho trẻ trước tiêm chủng

CHĂM SÓC VỊ TRÍ TIÊM SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH: CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?
  • Nếu ba mẹ lo lắng, xót con mỗi lần tiêm chủng là một lần con đau thì có thể lựa chọn các mũi tiêm đa giá (nhiều yếu tố trong một mũi) để giảm số lần tiêm cho bé.
  • Xin tư vấn từ chuyên viên tư vấn tiêm chủng. Vì có một số loại sau tiêm thường mệt và đau hơn loại khác. Nên có thể tránh gộp những mũi “nặng” cùng một lần.
  • Bí kíp ngọt ngào: Cho bé uống nước dừa, nước cam, nước đường ngọt hay nước mía (5ml – 10ml) trước tiêm vài phút. Nước vị ngọt giúp con dễ chịu và có tác dụng giảm đau phần nào sau khi tiêm chủng. Hiện nay, có những trung tâm sơ sinh hiện đại áp dụng phương pháp này trước khi có can thiệp gì đó làm bé khó chịu như tiêm chủng.

2. Chăm sóc vị trí tiêm chủng ngay sau khi tiêm

CHĂM SÓC VỊ TRÍ TIÊM SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH: CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?

Ngay sau khi tiêm, tại cơ sở y tế mẹ lưu ý những điều sau:

  • Bác sĩ rút kim tiêm sẽ băng vết tiêm lại bằng bông gòn. Mẹ ấn nhẹ bông gòn và giữ trong 1-2 phút, không nên bỏ ra ngay.
  • Giữ cố định tay của bé để bé không cào cấu, gãi vào vị trí tiêm vì ngay sau khi tiêm mà gãi thì vắc xin có thể bị rỉ ngược lại gây đau và kích ứng tại chỗ. Nếu trẻ thấy ngứa và muốn gãi thì mẹ giúp bé một tay vẫn ấn giữ bông gòn, một tay gãi xoa nhẹ xung quanh vị trí tiêm.
  • Phân tán tư tưởng: ngay sau khi tiêm, để đánh lạc hướng trẻ khỏi chú ý đến cái đau, mẹ nên đổi tay tư thế bế con luôn so với lúc tiêm, tối ưu nhất là tư thế bế đứng, đung đưa, hay bé trẻ đi xung quanh chỉ trỏ các đồ vật xung quanh, hoặc mang sẵn theo đồ chơi của bé, hoặc gợi ý đến món ăn mà bé thích và hứa sẽ cho bé ăn khi về nhà,...
  • Theo dõi trẻ tại khu vực tiêm chủng theo quy định (ít nhất 30 phút – 1 giờ), báo ngay cho y tá, bác sĩ khi thấy trẻ có phản ứng bất thường.
  • Tiếp tục theo dõi trẻ 24 – 48 giờ sau tiêm ở nhà.

3. Chườm nóng hay chườm lạnh vị trí tiêm sau tiêm chủng của trẻ?

CHĂM SÓC VỊ TRÍ TIÊM SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH: CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?

Chườm lạnh làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề, giảm trương lực cơ. Vì vậy, điều trị bằng chườm lạnh có tác dụng làm giảm đau cấp, giảm phù nề. Còn chườm nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn máu. Như vậy, trong trường hợp chườm giảm đau vết tiêm chủng thì chườm lạnh sẽ phù hợp hơn.

Thực tế, chườm lạnh cũng là phương pháp giảm đau vị trí tiêm cho trẻ mà các bác sĩ khuyên sử dụng. Cách chườm lạnh đúng cách:

  • Chườm lạnh có thể giúp trẻ giảm cơn đau, nhưng KHÔNG được lấy viên đá di di trên vị trí tiêm, quá lạnh cũng sẽ làm trẻ đau buốt hơn.
  • Lấy đá chà lên lòng bàn tay của mẹ (tay sạch) sau đó tay mẹ massage nhẹ vùng tiêm. Lạnh như thế thì vừa đủ giảm đau mà không gây buốt.
  • Hoặc bọc một vài viên đá trong khăn mềm, chấm nhẹ nhàng từng cái lên vị trí tiêm để trẻ quen với cảm giác lạnh rồi hãy chườm.
  • Biến tấu chườm lạnh: Dán một miếng urgo nhỏ che vết tiêm, rồi dán miếng dán gel hạ sốt lên trên cho mát; hoặc cẩn thận hơn nữa thì cắt khuyết miếng gel hạ sốt chừa vết tiêm ra và dán lên. Như vậy, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, sau khi cho bé đi tiêm về, ba mẹ lưu ý chăm sóc vị trí tiêm đúng cách:

CHĂM SÓC VỊ TRÍ TIÊM SAU TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH: CHƯỜM NÓNG HAY CHƯỜM LẠNH?
  • Hạn chế để bé cử động, đụng chạm chân tay vào vết tiêm. Bé có thể cử động tay chân một chút vì đau nhức nhưng nếu sau 2 ngày mà vẫn thế hoặc có biểu hiện yếu liệt hẳn đi thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.
  • Dùng thuốc giảm đau (Paracetamol) theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau, giúp bé dễ chịu hơn.
  • Mặc đồ thông thoáng về mùa hè, ấm vào mùa đông, tránh đụng chạm vào vết tiêm.
  • Trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ nhiều sau khi tiêm chủng vì sữa mẹ giúp bé giảm đau cực kì tốt. Nếu dùng vắc xin uống thì NÊN cho bé bú sau 20-30 phút (vì dễ nôn, mất thuốc).

KHÔNG nên làm những điều sau khi chăm sóc vị trí tiêm sau tiêm chủng của trẻ:

  • Không xoa dầu, chườm nóng.
  • Không đắp chanh, khoai tây, thuốc hay bất kì loại lá, bột nào lên vị trí tiêm.
  • Không bôi thuốc hay bất kì loại lá, bột nào
  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn của bác bác sĩ. Nhất là không nên cho trẻ uống siro ho, thuốc cảm khác do có thể có aspirin hoặc paracetamol làm sai liều, quá liều cho trẻ; hay nước thảo mộc được cho là giảm đau giảm sốt sau tiêm.

Trên đây là những lưu ý quan trọng để ba mẹ chăm sóc vị trí tiêm sau tiêm chủng của trẻ đúng cách, nhất là sai lầm phổ biến của nhiều ba mẹ nhầm lẫn giữa chườm nóng và chườm lạnh vết tiêm.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá