MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

Một trong những vấn đề đau đầu của không ít ba mẹ khi trẻ đến tuổi ăn dặm, ăn cơm là tật ngậm thức ăn. Đây là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn ở trẻ. Vậy có cách nào trị tật ăn ngậm của trẻ, khiến trẻ chịu ăn, ăn nhanh hơn không? Hãy để Kiddi mách mẹ một vài bí kíp siêu hiệu quả sau nhé.

MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

1. Vì sao trẻ có tật ăn ngậm?

Tật ăn ngậm của trẻ khá phổ biến, thường bắt đầu từ lúc bé ăn dặm và có thể kéo dài đến khi 4-5 tuổi. Nếu không trị tật ăn ngậm của trẻ, dạy trẻ ăn uống đúng cách thì khi lớn hơn trẻ có thể giữ thói quen ăn chậm.

Ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé hay ăn ngậm thì mới có cách xử lý hợp lý, triệt để. Tật ăn ngậm của trẻ có thể hình thành bởi một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa khiến việc ăn, hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị khó khó khăn, dẫn đến trẻ chán ăn, mệt mỏi, ngậm thức ăn lâu trong miệng mới nuốt được.
  • Thức ăn không hợp khẩu vị, sở thích của bé khiến bé lười nuốt.
  • Mẹ cho bé ăn đồ xay nhuyễn quá lâu dẫn đến khi ăn thức ăn bình thường bé lười nhai, tạo thành thói quen ngậm thức ăn cho nhũn ra mới nuốt. Khi bé không chịu nhai thì men tiêu hóa sẽ không được kích thích bài tiết đủ làm cho trẻ chán ăn và hay ngậm thức ăn.
  • Do hàm răng yếu hoặc bé gặp vấn đề về răng, họng khiến bé đau khi nhai, nuốt nên mới ngậm thức ăn.
  • Trẻ biếng ăn do ba mẹ không thay đổi thực đơn bữa ăn thường xuyên khiến bé thấy chán, không muốn ăn.
  • Trong khi đang ăn bé bị thu hút bởi những thứ khác như tivi, điện thoại mở chương trình mà bé thích hay đồ chơi,... khiến bé quên mất việc mình đang ăn nên ngậm thức ăn lâu trong miệng.
MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

Ăn ngậm là một tật xấu của trẻ. Khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn. Trẻ ăn ngậm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, mà còn là nguyên nhân khiến bé dễ bị sâu răng do thức ăn chuyển hóa thành đường. Vì vậy, ba mẹ cần trị ngay tật ăn ngậm của trẻ.

2. Cách trị tật ăn ngậm của trẻ

2.1. Chế biến thức ăn đúng độ tuổi của trẻ

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cần được ăn dạng thức ăn khác nhau cho phù hợp với sở thích, hàm răng,... Với trẻ mới ăn dặm, đồ ăn xay nhuyễn, cháo hầm nhừ, lỏng là phù hợp. Nhưng trẻ từ 2-3 tuổi trở lên, bé sẽ cần tập ăn những thức rắn, đặc hơn. Nếu mẹ vẫn cho bé ăn đồ mềm, xay nhuyễn khi bé đã có đủ răng để nhai, cắn thì mẹ đã vô tình khiến bé lười nhai, dần dần dẫn đến thói quen ngậm thức ăn. Vì vậy, mẹ cần chú ý chế biến thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

2.2. Trang trí món ăn hấp dẫn

MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

Một trong những cách kích thích vị giác, sự thèm ăn của trẻ là kích thích thị giác. Món ăn đầy màu sắc bắt mắt và hương vị chắc chắn sẽ khiến trẻ có hứng thú ăn hơn là món ăn được trình bày đơn giản và nhàm chán. Trẻ đặc biệt bị thu hút bởi màu sắc và hình thù.

Mẹ có thể bổ sung thêm nhiều màu sắc vào khẩu phần ăn của bé cho thêm phần sinh động (ví dụ màu tím từ củ dền, khoai lang, màu vàng tươi từ bí đỏ, màu xanh đậm mát mắt của súp lơ), hay khéo xếp thức ăn thành những hình khối ngộ nghĩnh: trứng rán hình trái tim, thịt viên tròn, cà rốt tỉa hoa, nửa quả cà chua bi thành cái tai thỏ,..., bé sẽ hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều.

2.3. Nói “KHÔNG” với tivi, điện thoại trong bữa ăn

Một chiếc tivi hay điện thoại, máy tính đang mở chương trình hoạt hình mà bé yêu thích sẽ khiến bé mất tập trung vào bữa ăn. Bé có thể quên mất việc mình đang ăn mà ngậm thức ăn trong miệng cả tiếng đồng hồ nếu không được nhắc nhở.

Vừa ăn vừa xem không chỉ khiến bé mất tập trung ăn uống mà còn khiến bé không cảm nhận được mùi vị của đồ ăn, không có cảm giác ngon miệng, lâu dần thành biếng ăn. Nguy hiểm hơn là nó còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, gây đau dạ dày,... Vì vậy, ba mẹ cần kiên quyết nói “KHÔNG” khi bé đòi xem tivi, điện thoại lúc ăn cơm.

MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

2.4. Đổi món thường xuyên

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng biết chán khi phải ăn lặp đi lặp lại một vài món. Mẹ nên thay đổi thực đơn hằng ngày, chế biến các món khác nhau để bé không thấy ngán, chán ăn và còn bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho bé. Xen kẽ các bữa thịt, cá, tôm, rau, củ quả và cùng một loại thực phẩm thì chế biến theo nhiều cách.

2.5. Gia hạn thời gian ăn của trẻ

Nghe thì có vẻ không khả thi nhưng nếu làm được thì sẽ rất hiệu quả. Hãy thảo luận với bé rằng, con sẽ được ăn trong 30 phút. Và sau thời gian đó nếu con chưa ăn hết thì mẹ cũng sẽ dọn đồ ăn đi. Có thể bé chưa ăn đủ và bị đói sau đó nhưng điều đó sẽ nhắc nhở bé bữa sau cần phải ăn nhanh hơn, ăn đủ để no. Cách này sẽ hạn chế được tật ăn ngậm của trẻ.

2.6. Không ép trẻ ăn quá nhiều

MÁCH MẸ BÍ KÍP TRỊ TẬT ĂN NGẬM CỦA TRẺ

Mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng như ăn uống của trẻ khác nhau. Có thể ở thời điểm này bé biếng ăn, ăn ít, điều đó làm bé đói thì bé ăn nhiều hơn ở thời điểm khác.. Do đó, ba mẹ không nên ép trẻ ăn. Thúc ép chỉ càng khiến trẻ sợ ăn, kén ăn và dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn.

Ngoài ra, chất lượng bữa ăn quan trọng hơn số lượng. Thay vì mẹ bắt con ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít, mẹ nên cho con ăn ít mà giá trị dinh dưỡng nhiều. Như vậy, trẻ vừa hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng, vừa không cảm thấy khó chịu, sợ khi phải ăn nhiều.

2.7. Dạy cho bé tự ăn

Mẹ nên huấn luyện cho bé tự xúc ăn. Khi đó, bé sẽ tự chủ trong ăn uống hơn, ăn vừa với sức mình và nhai nuốt dễ dàng hơn. Lúc mới cho bé tập tự ăn, ba mẹ có thể làm mẫu để bé bắt chước. Khi ba mẹ ăn uống với tâm trạng thích thú, tích cực bé cũng sẽ học theo được phần nào, không mắc tật ăn ngậm.

Nói chung, trị tật ăn ngậm của trẻ là cần thiết để trẻ có những bữa ăn ngon, đủ chất và đảm bảo sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho ba mẹ khi nuôi dạy trẻ.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá