Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Phương pháp tiên tiến này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép các em được phát triển tuỳ theo khả năng và thời gian riêng của mình.
Với lịch sử hơn 200 năm phát triển, không khó để nêu ra những tấm gương thành công nhờ phương pháp này: Nhà đồng sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg; Ca sĩ/ nhạc sĩ đoạt giải Grammy - Taylor Swift; Chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty Amazon - Jeff Bezos… Tại Việt Nam, thần đồng nhí Đỗ Nhật Nam là ví dụ tiêu biểu cho sự thành công từ sớm nhờ theo học phương pháp Montessori.
Thần đồng Đỗ Nhật Nam được giáo dục bằng phương pháp Montessori trong những năm đầu đời
Qua bài viết này, Kiddi hi vọng ba mẹ sẽ hiểu được cách áp dụng Montessori tại nhà cho trẻ và giúp con yêu thừa hưởng những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp giáo dục này mang lại.
1. HỌC TẬP THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ học tập và phát huy óc sáng tạo thông qua trải nghiệm và hoạt động thực tế. Bằng chính đôi bàn tay non nớt của mình, trẻ chủ động sờ, nắm, cầm các vật dụng, kết hợp với tư duy của mình, tự khám phá, suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo nên những điều kỳ thú trong cuộc sống muôn màu. Ba mẹ có thể không để ý nhưng chính những hoạt động đời thường, gần gũi hàng ngày chính là Montessori đấy:
Montessori chính là những hoạt động vô cùng gần gũi với sinh hoạt hàng ngày của bé
- Âm nhạc và Vận động: Nhảy múa (theo nhạc thiếu nhi hoặc nhạc Tiếng Anh); Ca hát; Tương tác với các nhạc cụ; Chạy bộ; Bơi lội; Đi xe đạp…
- Ngôn ngữ: Đọc sách; Làm giàu vốn từ vựng; Học với các loại thẻ tên…
- Nghệ thuật và thủ công: Vẽ tranh; Cắt giấy màu; May vá; Đóng dấu; Nặn đất sét…
- Thực hành cuộc sống: Chuẩn bị bánh kẹo; Phụ giúp ba mẹ làm bữa tối; Dọn dẹp nhà cửa; Tưới cây; Làm vườn; Gấp quần áo…
- Phối hợp tay & mắt: Xâu vòng; Phân loại đồ chơi; Trò chơi thả bóng vào hộp có lỗ hoặc ngăn kéo…
Trẻ được hòa mình với thiên nhiên thông qua hoạt động chăm sóc cây cối
Theo tiến sĩ Maria Montessori, việc kết nối trẻ với cái vật thể trong môi trường tự nhiên sẽ giúp tất cả các giác quan của bé được kích hoạt. Do đó, ba mẹ nên thường xuyên tổ chức những buổi dã ngoại, tham quan cho con. Không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch mà vui chơi ngoài trời chính là cơ hội để con học hỏi những điều mới, phát triển tốt khả năng quan sát và hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
2. BỐ TRÍ LẠI TỔ ẤM THÂN YÊU
Trong phòng tắm của bé, hãy sắp xếp vòi nước, khăn mặt, bàn chải, cốc nước, dầu tắm vừa tầm với. Sau đó hướng dẫn cho bé từng bước vệ sinh cá nhân. Nếu bồn rửa mặt quá cao, ba mẹ hoàn toàn có thể đặt cho bé một cái ghế bên cạnh, để con đứng lên và tự làm điều mình muốn. Ba mẹ có thể thiết kế những giá treo quần áo thấp, sau đó khích lệ trẻ tự mình chọn quần áo và cất đồ gọn gàng. Mời trẻ vào bếp cùng mẹ cũng là một cách đơn giản giúp con hình thành ý thức tự lập, phát triển kỹ năng sống từ bé. Các mẹ hãy bày thực phẩm ở những nơi thấp, dễ dàng với tới và nhờ bé đặt hoa quả cần rửa vào bồn. Ba mẹ cũng có thể trang bị thìa, dĩa, cốc hay bình rót nước với kích thước nhỏ xinh và hướng dẫn trẻ tự mình rót nước vào cốc, hay tự xúc thức ăn…
Ba mẹ có thể sắp xếp vòi nước, khăn mặt, bàn chải... vừa tầm với để bé dễ dàng vệ sinh cá nhân
Chiếc bàn học và ghế tưởng như là một vật dụng hết sức đời thường nhưng nó lại là nơi trẻ tự phục vụ và ăn những chiếc bánh ngọt vào buổi sáng, hay là nơi những tác phẩm sáng tạo của con ra đời… Ba mẹ hãy tưởng tượng nếu như bàn và ghế quá nặng, làm sao các em có thể tự mình di chuyển chúng tới các phòng khác nhau khi các bé muốn? Do đó, việc tạo ra một không gian hoạt động và khám phá với các loại bàn/ghế nhỏ phù hợp với lứa tuổi mầm non là chìa khóa vàng mà ba mẹ nên ghi nhớ.
Không gian hoạt động và khám phá với các loại bàn/ghế nhỏ phù hợp với lứa tuổi mầm non
Ngoài ra, ba mẹ nên mua những chiếc khay hoặc giỏ đa dạng về kích thước và phân mỗi hoạt động của trẻ vào một chiếc khay riêng. Sau khi ba mẹ giới thiệu cho trẻ về một công việc, con sẽ mang chiếc khay về bàn học của mình và bắt đầu khám phá, phát huy trí tưởng tượng cho đến khi bé quyết định mình đã hoàn thành.
3. TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG VÀO TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ PHÁT TRIỂN
Ba mẹ là người nuôi dưỡng và theo sát, gần gũi trẻ nhất, là nhân tố đặt những nét vẽ đầu tiên lên “trang giấy trắng”. Do đó, Montessori coi phụ huynh chính là người thầy đầu tiên của trẻ, là tấm gương sáng để con noi theo. Ba mẹ nên dành tình cảm yêu thương, sự tôn trọng với con trẻ như với một người trưởng thành, thường xuyên khích lệ, động viên và giúp con hòa nhập với xã hội.
Ba mẹ là người thầy đầu tiên của con
Ba mẹ cũng không nên quá “xót” con, không dám cho trẻ tự làm những công việc như rửa chén, dọn đồ chơi, tự xúc cơm… Nếu bạn cứ làm thay mãi thì bé sẽ không có cơ hội dùng não để suy nghĩ, dùng tay để bê đỡ, dùng chân để di chuyển, như thế sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ cũng nên kiên nhẫn, không nên thúc ép trẻ và tôn trọng nhịp độ học tập của con, khi con làm tốt một công việc nào đó, ba mẹ nên dành sự khen ngợi để con cảm thấy hào hứng, mạnh dạn hơn. Đừng áp dụng lý thuyết “Thương cho roi cho vọt” bởi nó không phù hợp với Montessori, và hãy nhớ, dạy bé học nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” thường xuyên để bé hiểu, biết tôn trọng người khác.
4. 04 CUỐN SÁCH GỐI ĐẦU KHI DẠY CON THEO MONTESSORI TẠI NHÀ
- Học Montessori để dạy trẻ theo Montessori (Eve Hermann): Bộ sách được chia thành 4 cuốn với 100 hoạt động Montessori giúp cha mẹ đánh thức giác quan ngủ quên trong trẻ như khám phá thiên nhiên, thực hành cuộc sống, làm quen với toán học, chữ viết…
Trợ thủ đắc lực đưa ra những gợi ý, lời khuyên để ba mẹ dạy con hiệu quả nhất
- Nuôi dạy con theo phương pháp Montessori (Tim Seldin): cuốn sách là những dòng chia sẻ các bài học mà một giáo viên Montessori - một người cha, có được nhờ sự quan sát, lắng nghe các con của mình.
- Yêu thương và tự do (Tôn Thụy Tuyết): Tác giả là chuyên gia tâm lý nhi đồng và nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc, bà đã đưa ra nhiều ví dụ thực tế trong cuộc sống mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể mắc phải để từ đó phân tích và có những lời khuyên nhẹ nhàng, thấu đáo.
Đừng bỏ qua những cuốn sách bổ ích ba mẹ nhé!
- Em bé hạnh phúc (Susan Mayclin Stephenson): Nếu ba mẹ đang có con trong giao đoạn từ 0-3 tuổi, đây chính là một cẩm nang tuyệt vời đó. Cuốn sách này là sự chia sẻ sâu sắc về trẻ trong 3 năm đầu đời với mục đích giúp cha mẹ tìm hiểu, khám phá, trân trọng và trợ giúp các nhu cầu về tinh thần, thể chất và cảm xúc của trẻ thơ.
Bình luận về bài viết