05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Thời điểm quyết định cho bé đi mầm non có lẽ chính là lúc ba mẹ cảm thấy đau đầu nhất vì quá nhiều sự lựa chọn xung quanh mình. Bên cạnh các yêu cầu về vị trí địa lý, cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên thân thiện thì điều ba mẹ quan tâm nhất hiện nay chính là phương pháp giáo dục và chương trình học. Với trào lưu hội nhập sâu rộng vào nền giáo dục thế giới, các trường mầm non tại nước ta đã học hỏi và áp dụng thành công phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori vào giảng dạy.

Nếu vẫn chưa làm quen với khái niệm này, Kiddi hi vọng bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp được câu hỏi: “Montessori mang lại điều gì khác biệt cho trẻ?” và đưa ra được sự lựa chọn hoàn hảo cho các bé yêu nhé!

1. TRẺ ĐƯỢC HỌC THEO TỐC ĐỘ VÀ SỞ THÍCH CỦA RIÊNG MÌNH

Phương pháp Montessori tập trung vào giảng dạy 5 lĩnh vực chính:

- Thực hành cuộc sống: Trẻ được học các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân như việc tự mặc/ cởi áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn, tự buộc dây giày, tự rửa tay… và chăm sóc môi trường xung quanh như việc tưới cây, trồng trọt, dọn dẹp bàn học…

- Cảm quan: học tập thông qua 5 giác quan: Thị giác, Xúc giác, Vị giác, Thính Giác, Khứu Giác.

- Toán học: làm quen với các các số, các biểu tượng số học, các phép tình đơn giản như cộng trừ, nhân chia.

- Ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân bằng lời, được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…

- Văn hóa: Cung cấp nền tảng cơ bản để trẻ tìm hiểu về thế giới quanh mình thông qua các kiến thức khoa học, địa lý, thực vật học, lịch sử và động vật học…

Phương pháp này nhận định mỗi trẻ đều có khả năng nhận thức và tiếp thu khác nhau. Do đó, các bé được tạo điều kiện chủ động chọn các hoạt động khám phá cho mình, làm việc theo những quy tắc sáng tạo riêng và chỉ dừng lại khi các em cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp này nuôi dưỡng niềm đam mê học tập lâu dài cho trẻ nhỏ, tạo điều kiện tối đa để các em bộc lộ, phát huy những tài năng tiềm ẩn của chính mình.

05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNGBé được tạo điều kiện thể hiện sự sáng tạo, phát huy sở trường theo tốc độ của riêng mình

Với giáo dục truyền thống, trẻ bị “nhào nặn” và “nhồi nhét” kiến thức theo chương trình sẵn có của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo với khung thời gian áp dụng chung cho tất cả mọi người. Các em học sinh thường được truyền tải, nghe các bài giảng một cách thụ động, sau đó phải ghi nhớ lại và bị cô giáo kiểm tra. Chương trình giảng dạy đã được xác định trước và không liên quan đến nhu cầu của trẻ, do đó các con thường có tâm lý mình bị bắt ép chứ không phải là được học, được nuôi dưỡng tình yêu với tri thức.

Xem thêm:

LỢI THẾ VƯỢT TRỘI CỦA CÁC EM BÉ MẦM NON THEO HỌC PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

2. GIÁO CỤ TRỰC QUAN LÀ CÔNG CỤ HỌC TẬP CHÍNH

Trong quá trình làm việc với trẻ nhỏ, bà Maria Montessori – người sáng lập ra phương pháp này đã nhận ra rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Vì thế, bà đã phát triển những học cụ dạy học chuyên biệt để tạo ra một môi trường thích hợp cho trẻ.

Ngày nay, các đồ vật đó được gọi là giáo cụ Montessori, là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tự học hỏi và khám phá kiến thức của trẻ nhỏ. Các học cụ Montessori đạt chuẩn rất đa dạng, có nhiều chi tiết và khá cầu kì, được tạo ra nhằm mục đích giúp trẻ học hỏi trong các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các học cụ đều được thiết kế ẩn chứa một bài học nào đó, trẻ sẽ tự mày mò, trải nghiệm cho đến khi tự tìm ra cách sử dụng đúng của chúng và rút ra bài học cho mình.

05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các giáo cụ học tập phù hợp

Còn trẻ học theo phương pháp truyền thống chỉ được chơi và sử dụng những giáo cụ có phần cứng nhắc, thiếu tự nhiên, nhiều món còn khá cũ và không thật sự mang lại nhiều ý nghĩa cho trẻ. Sở dĩ các trường học không đầu tư vào hệ thống giáo cụ là vì phần lớn thời gian các em sẽ học với giáo viên, các cô là trung tâm của lớp học chứ không phải trẻ nhỏ.

3. THẦY CÔ CHỈ LÀ NGƯỜI QUAN SÁT, HỖ TRỢ

Trong lớp học truyền thống, giáo viên sẽ truyền đạt lại các tri thức một cách máy móc cho học sinh theo một khung chương trình định sẵn với thời lượng tiết học theo quy định. Tính chủ động, sự sáng tạo của trẻ không được khuyến khích trong phương pháp này, thay vào đó các em sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, bị áp đặt lối suy nghĩ và cách hành xử theo mong muốn của người lớn. Đáng sợ hơn, nếu trẻ không ngoan ngoãn vâng lời thì sẽ phải nhận những lời khiển trách và những hình phạt hà khắc, nếu con muốn được khen ngợi, tuyên dương trước lớp thì buộc phải làm theo đúng những điều cô giáo hướng dẫn.

05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Giáo viên là người tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ và sẵn sàng xuất hiện để trợ giúp khi con cần

Trong trường học Montessori, giáo viên có một vai trò rất khác khi so sánh với trường mầm non thông thường. Trẻ nhỏ luôn được tôn trọng, được đặt ở vị trí trung tâm, thầy cô chỉ đóng vai trò là người quan sát, hướng dẫn và đưa ra sự hỗ trợ cần thiết khi các con cần. Các thầy cô luôn khuyến khích các em tự mình học tập và trải nghiệm thực tế, dựa vào sự hứng thú tìm tòi của trẻ để cung cấp các giáo cụ cần thiết cho phép trẻ nghiên cứu, thực hành các khái niệm. Các con luôn được tự do thể hiện bản thân, phát huy năng khiếu, sở trường của mình mà không bị gò ép theo một khuôn khổ nào.

4. CÁC LỚP HỌC TRỘN ĐỘ TUỔI

Cả cuộc đời chúng ta sẽ luôn nằm trong các mối quan hệ chênh lệch về lứa tuổi, như khi đi làm, đi giao lưu, trong gia đình… Nên trẻ được học trong các lớp Montessori không phân độ tuổi với các anh chị và các em như một hình thức xã hội thu nhỏ vậy: Các con giúp đỡ em nhỏ học bài, quan sát, học hỏi những điều tốt từ anh chị lớn… Trong một môi trường như vậy trẻ không chỉ được học các kiến thức mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xã hội, biết cách làm việc theo nhóm, giải quyết mâu thuẫn, cân bằng lợi ích chung… Các thầy cô cũng luôn ở bên quan sát và truyền đạt cho trẻ hiểu về tình yêu thương, cách sinh hoạt với nhau như một gia đình, nên tuyệt đối các lớp trộn độ tuổi sẽ không xảy ra tình trạng xích mích, bắt nạt.

05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Lớp học trộn độ tuổi như một xã hội thu nhỏ vậy!

Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt, chúng có tài năng và những đặc điểm tính cách khác nhau. Trong các lớp học truyền thống, khi những em nhỏ cùng độ tuổi với nhau học trong 1 lớp, vì mục đích kích thích tinh thần cạnh tranh ở trẻ, thúc đẩy bé vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được nhiều thành công hơn nữa mà các thầy cô hay so sánh trẻ với các bạn khác. Tuy nhiên, đây là một cách làm hoàn toàn sai lầm bởi nó gây ra những tác động vô cùng tiêu cực khiến con nảy sinh lòng đố kị, trở nên thiếu tự tin, sợ hãi trong giao tiếp, có những phản ứng và thái độ bất cần.

5. PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VỀ TRÍ TUỆ, THỂ CHẤT VÀ CẢM XÚC

Với cách giảng dạy theo hướng học truyền thống, các em chỉ được tập trung trang bị về kiến thức học thuật, sự phát triển trí tuệ được đặt lên hàng đầu và là mối quan tâm duy nhất của nhà trường. Điều này là hoàn toàn thiếu khoa học, ở lứa tuổi mầm non, việc trang bị cho trẻ cả về kỹ năng sống, giáo dục trẻ về tình yêu thương, khuyến khích rèn luyện thể chất… cũng quan trọng không kém so với những kiến thức sách vở. Bởi vì cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng nếu không biết cách ứng xử, thiếu sức khỏe, không có những trải nghiệm đa dạng trong cuộc sống thì con cũng không thể hòa nhập với môi trường xung quanh và khẳng định được bản thân mình.

05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Đưa kiến thức học thuật vào thực tế cuộc sống để con được phát triển toàn diện

Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm thế giới tự nhiên muôn màu, “Học mà chơi – chơi mà học” đa dạng, phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy, hành động độc lập, giúp trí não, tinh thần, thể chất, nhân cách và kỹ năng sống của trẻ được hoàn thiện một cách tự nhiên nhất.

Xem thêm:

GIẢI MÃ SỰ KHÁC BIỆT LÀM NÊN SỨC HÚT CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI SO VỚI PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Mai Vu Victoria

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá