Sữa mẹ là luôn nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh. Vậy mẹ ít sữa phải làm sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít sữa ở các bà mẹ như chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ hay tình trạng căng thẳng, không được ngủ đủ giấc sau sinh. Các bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: ít sữa phải làm sao.
Nguyên nhân dẫn tới ít sữa
Trong những ngày đầu tiên, bé cần bú mỗi 2 giờ 1 lần. Nếu mẹ để thời gian giữa các lần bú kéo dài quá lâu, cơ thể sẽ không nhận được tín hiệu phải sản xuất thêm sữa, kết quả là mẹ đã ít sữa lại càng ít.
Một nguyên nhân khác dẫn tới ít sữa là thời gian cho bú quá ngắn. Ví dụ, bạn cho bé bú chỉ 5 phút mỗi bên ngực. Thời gian này không đủ để bé tiếp cận được đến lớp sữa đục có chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Bé cũng không kịp làm cạn bầu ngực của mẹ. Chỉ khi ngực mẹ cạn sữa thì cơ thể mới phát tín hiệu để sản xuất thêm sữa.
Bé sơ sinh thường có nhu cầu mút rất nhiều. Nhưng nếu ngậm núm vú giả thường xuyên, bé sẽ giảm cảm giác muốn mút khi bú mẹ, vì phản xạ mút của bé đã được núm vú giả thỏa mãn. Bé càng ít mút sữa, sữa càng ít được tiết ra.
Cho bú đúng cách
Cách cho con bú ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa được tiết ra. Các bà mẹ nên cho bé bú đều hai ti và bé bú thường xuyên. Một số bà mẹ có thói quen cho bé bú một bên. Điều này khiến một bên vú ít tiết sữa và kéo theo vú còn lại. Cho bé bú thường xuyên cũng là cách gỡ rối cho mối băn khoăn ít sữa phải làm sao? Các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng việc cho bé bú thường xuyên giúp kích thích tuyến sữa của người mẹ, giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Bên cạnh đó, việc cho bé bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu sữa.
Vậy thế nào là cho bú đúng cách? Mẹ bế bé trong tư thế hướng mặt về mình, đầu hơi ngả, tiến hành nâng cằm bé chạm vào ngực, chú ý tránh để chặn mũi bé bởi có thể gây khó thở. Tiếp đến, mẹ thực hiện động tác chà xát môi trên và mũi của bé vào núm vú để khuyến khích bé há rộng miệng.
Lúc này, theo phản xạ, trẻ sẽ ngậm vào núm vú và phần lớn nhũ hoa (là phần có màu sẫm hơn quanh núm vú). Khi trẻ đã bắt đầu động tác mút/ nuốt, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran và cảm nhận dòng sữa bắt đầu chảy. Bé cũng sẽ mút nhịp nhàng hơn vào lúc này, tuy nhiên sẽ chậm dần về sau và ở trẻ nhỏ có thể sẽ ngủ quên, tự nhả núm ti trước khi bú no.
Chế độ ăn uống hợp lý
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho con và bản thân, các bà mẹ cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn nên được bổ sung đầy đủ các loại protein và rau xanh - những thực phẩm giúp lượng sữa trở nên dồi dào, tránh xa nỗi lo ít sữa phải làm sao.
Khẩu phần ăn nên đầy đủ 4 nhóm: Chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo (bơ, sữa, dầu), tinh bột (gạo, khoai, mì), vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh và củ quả).
Theo dân gian, các món như: canh chân giò, canh từ các loại khoai, các loại cháo lạc, cháo vừng, xôi,... được cho là tốt cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ bởi khả năng kích thích sữa về nhiều hơn.
Bổ sung các bữa phụ
Phụ nữ sau sinh nên ăn 5 - 6 lần/ngày, sử dụng các loại vitamin và thực phẩm chức năng để hỗ trợ chất lượng sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống các loại sữa bò, sữa thực vật để bổ sung dinh dưỡng.Bổ sung sữa công thức cho bé
Cho uống kết hợp sữa mẹ và sữa công thức: Do sữa công thức đã cung cấp một phần năng lượng cho bé, nên bé không cần nhiều sữa mẹ. Bé càng ít bú mẹ, sữa mẹ càng ít được sản xuất ra.
Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nhiều nước ấm và tránh sử dụng các loại thực phẩm như: tiêu, ớt, nước uống có gas và caffeine,...
Lưu ý thêm là các mẹ sau sinh cũng không nên ăn quá no, nên có chế độ khoa học là chia nhỏ các bữa ăn. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần thoải mái cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các mẹ cho con bú. Căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ít sữa.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan
Sữa được tiết ra từ tuyến sữa, sự tiết sữa được quyết định bởi hai hormone chính là Prolactin và Oxytocin Prolactin. Sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm hai hormone này tụt giảm. Đó chính là nguyên nhân gây ít sữa và thậm chí mất sữa nếu tình trạng này kéo dài. Vì vậy, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh và lạc quan là điều nên được quan tâm ở các bà mẹ sau sinh.
Áp dụng các mẹo nhỏ giúp kích thích tuyến sữa
Chườm nóng quanh bầu ngực
Các bà mẹ nên dùng khăn sạch đã chườm nóng, đắp lên bầu ngực khoảng 5 - 10 phút. Đây là cách giúp sữa lưu thông dễ dàng qua các tuyến, sử dụng mẹo này các bà mẹ có thể khắc phục tình trạng ách tắc tuyến sữa - gây sưng và đau nhức ở bầu ngực.
Xoa bầu ngực
Các mẹ nâng ngực và xoa tròn nhẹ nhàng, ấn vào xung quanh bầu ngực và lặp lại động tác này khoảng 20 - 30 lần. điều này giúp kích thích nội tiết tố oxytocin, giúp sữa nhiều và đều đặn.
Máy hút sữa
Máy hút sữa là một trong những trợ thủ đắc lực của người mẹ trong việc giải quyết vấn đề ít sữa phải làm sao? Mẹ có thể dùng máy hút sữa hoặc các dụng cụ hút sữa bằng tay để tăng phản xạ của tuyến sữa. Hút 8 - 10 lần/ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 15 - 20 phút và cách nhau 1 - 2 tiếng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa, thậm chí là mất sữa của các bà mẹ sau sinh. Do đó, hiểu rõ tình trạng của cơ thể và các nguyên nhân tác động từ bên ngoài là việc mà các mẹ cần chú ý để không phải đối mặc với mối lo thiếu sữa. Với những bí quyết mà chúng tôi mang lại, chúc các bà mẹ tháo gỡ mọi thắc mắc và không còn băn khoăn với câu hỏi ít sữa thì phải làm sao nữa nhé.
Bình luận về bài viết