TẬT DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ?

Tật dính thắng lưỡi khá phổ biến ở trẻ, là dị tật bẩm sinh không nguy hiểm. Chủ yếu nó làm hạn chế những cử động bình thường của lưỡi, khiến trẻ khó khăn khi nói, bú mẹ, ăn uống,... Song, phụ huynh cũng cần chú và tìm cách khắc phục tật dính thắng lưỡi ở trẻ càng sớm càng tốt.

1. Làm sao để biết trẻ bị dính thắng lưỡi?

TẬT DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ?

Dính thắng lưỡi là hiện tượng phần nối từ đầu lưỡi xuống sàn miệng bị ngắn làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi. Dị tật này bẩm sinh xảy ra với các bé trai nhiều hơn bé gái và thường do yếu tố di truyền từ gia đình.

Có một vài trẻ mắc dị tật này nhưng không gặp bất kỳ trở ngại nào trong sinh hoạt, ăn uống nên ba mẹ khó nhận biết thấy. Người lớn nên chú ý quan sát trẻ để sớm phát hiện và khắc phục, giúp bé sinh hoạt và phát triển bình thường.

Một số dấu hiệu của trẻ bị dính thắng lưỡi:

- Bé gặp khó khăn khi bú, nuốt, ăn uống

- Thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường (phần nối từ lưỡi xuống sàn miệng)

- Lưỡi bé không thể di chuyển sang hai bên

- Lưỡi bé không thể nâng lên để có thể chạm vào hàm trên

- Lưỡi bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1–2mm

- Khi bé khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V

2. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?

TẬT DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh của trẻ, không có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng có thể khiển trẻ gặp những khó khăn:

- Bé khó khăn khi ngậm, mút núm vú mẹ, bé không thể bú được sẽ khóc, cắn mẹ thay vì mút, bé không bú được đồng nghĩa với việc bé sẽ thường xuyên đói, thiếu chất dinh dưỡng.

- Dính thắng lưỡi làm hình thành khoảng trống giữa hai răng của hàm dưới, lâu dần răng bị xô lệch gây mất thẩm mĩ.

- Trẻ bị dính thắng lưỡi thường phát âm sai chính tả các âm như: t, d, s, th, r, l và z.

- Trẻ gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng, các mảng bám thức ăn không được làm sạch làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu,...

- Trẻ bị hạn chế một số hoạt động như liếm môi hay không thể chơi nhạc cụ hơi, hát...

3. Cách khắc phục tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Hiện nay, phẫu thuật là cách duy nhất khắc phục dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng của bé có cần thiết dùng đến phẫu thuật hay không. Bác sĩ sẽ đo chiều dài dây thắng từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi và đánh giá cấp độ dị tật:

- Độ 1: Độ 1: Khoảng cách là từ 12–16mm

- Độ 2: Khoảng cách là từ 8–11mm

- Độ 3: Khoảng cách là từ 3–7mm

- Độ 4: Khoảng cách dưới 3mm.

TẬT DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ?

Thông thường, trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức độ 1 và 2 được khuyên là chưa cần phẫu thuật mà theo dõi thêm vì có thể tự cải thiện tình trạng của bé bằng cách tập cho bé ăn nuốt, phát âm đúng cách. Ở mức độ 3 và 4, trẻ cần được phẫu thuật mới có thể loại bỏ dị tật.

Nhiều ba mẹ chắc sẽ lo lắng phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi có khó không, có nguy hiểm cho trẻ không, có để lại biến chứng sau này không. Theo các chuyên gia, bác sĩ đã đánh giá, phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi khá đơn giản, không gây nguy hiểm. Hiện nay, với công nghệ, thiết bị y tế hiện đại, phương pháp cắt thắng lưỡi bằng laser không gây đau, chảy máu hoặc rất ít, thời gian phẫu thuật nhanh, phục hồi vết thương nhanh chóng. Vì vậy, ba mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ đi cắt dính thắng lưỡi, lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Ngoài ra, ba mẹ nên kiểm tra, phát hiện sớm trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không để trẻ được thăm khám và chữa trị sớm. Thời điểm được khuyến nghị phẫu thuật là lúc trẻ được 3 tháng tuổi. Chữa trị sớm giúp trẻ được bú mẹ, ăn uống bình thường và phát triển thể chất.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật:

Nếu bé nhà bạn bị dính thắng lưỡi ở mức độ 3 hoặc 4 và cần phẫu thuật thì cần lưu ý một vài điều sau phẫu thuật:

- Theo dõi chỗ vừa phẫu thuật, nếu vết thương còn chảy máu hay có hiện tượng lạ cần báo ngay cho bác sĩ, nhân viên y tế, tránh tự làm theo ý mình khiến vết thương có nguy cơ nhiễm trùng.

- Cho trẻ uống thuốc, rửa vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không để trẻ động tay vào vết thương

- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, cứng để tránh chảy máu, viêm loét

- Cho trẻ ăn nhiều nước để làm sạch miệng.

- Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi: đưa lưỡi lên/ xuống, qua trái/phải, uốn lưỡi, đưa lưỡi ra ngoài.

- Với trẻ nhỏ, mẹ cũng tự kiểm tra, nâng lưỡi con lên/xuống, qua trái/phải để lưỡi con linh hoạt dần; chú ý lúc con bú có gặp khó khăn gì không; vệ sinh vết thương sạch sẽ.

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ không nguy hiểm nhưng cần khắc phục sớm để trẻ có thể sinh hoạt bình thường. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho ba mẹ.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá