Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi, trẻ có thể tiếp nhận một lượng lớn thông tin. Vì vậy, ba mẹ cần có những chú ý về việc nuôi dạy để có thể tạo được một nền tảng phát triển tốt cho bé ngay từ giai đoạn này. Dưới đây là một số điều ba mẹ nên dạy, hướng dẫn cho bé ở lưới tuổi này.
1. Dạy bé bú mẹ đúng cách
Làm sao để bé bú đúng cách là một trong những bài học đầu tiên bé phải học. Trẻ ngay từ khi lọt lòng đã có khả năng tìm ti để bú một cách kỳ diệu. Đối với các bé có khả năng bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian từ 0 - 6 tháng đầu, việc cho bé bú đúng cách rất dễ dàng. Mẹ có thể cho bé bú ở tư thế nằm hay ngồi, giữ cho bé đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng. Hãy để bụng bé áp sát vào bụng mẹ và hướng mặt bé vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú. Với tư thé này rất dễ dàng để trẻ có thể tìm được ti mẹ thông qua khứu giác nhạy cảm của mình. Trong lúc bé bú, ,mẹ hãy đỡ đầu và mông để cho bé có tư thế thoải mái nhất cho việc bú.
Tuy nhiên, điều này lại không được thuận lợi cho lắm với bé phải tập bú bình. Vì một số lý do nào đó, bé phải dùng bình để bú sữa từ mẹ hoặc là sữa công thức, ba mẹ nên dạy cho bé bú đúng cách ngày từ đầu. Đầu tiên, tư thế cho bé bú bình mẹ nên giữ cho bé trong lòng, để đầu cao hơn cơ thể giúp bé dễ dàng bú. Thứ hai, tập cho bé có phản xạ với bú bình, mẹ hãy quệt núm ti bình sữa lên môi bé và đưa dần xuống miệng. Bé bắt đầu há miệng, mẹ có thể cho cầm dốc nghiêng bình cho sữa chảy từ từ vào miệng bé. Khi mẹ quệt núm ti bình sữa lên miệng mà bé chưa phản ứng,miệng quệt và dốc ngược cho chảy ít sữa lên miệng bé để bé có thể cảm nhận được dòng sữa và tiếp nhận bú.
2. Dạy bé chơi ú oà - kích thích sự phát triển của bé
Trò chơi ú oà là một trong những trò chơi kinh điển mà hầu hết các bé đều hứng thú. Trò chơi này không chỉ mang lại tiếng cười cho bé mà còn giúp kích thích hoạt động não bộ, xúc giác và học hỏi được cách tương tác với mọi người rất tốt. Theo tiến sĩ Caspar Addyman của trường Đại học Birkbeck tại Anh cho biết trò ú òa giúp em bé sơ sinh hạnh phúc hơn vì được chơi cùng mẹ và đồng thời cũng làm cho não bộ bé vận hành linh hoạt hơn.
Để tập cho bé chơi trò này ba mẹ có thể tập cho bé như sau:
Thứ nhất, đối với bé từ 0 - 3 tháng tuổi, hãy tập cho bé làm quen với trò ú oà để bé dần hiểu được cách chơi. Ba mẹ hãy lấy nắp lấy 2 chân bé, úp mặt vào chân bé. Sau đó, tuỳ ý bất ngờ mở đôi chân ra và nói ú oà. Thứ hai, đối với bé 3 - 5 tháng, mẹ sẽ đóng vai người làm mẫu để bé quan sát học hỏi. Mẹ tự úp 2 bàn tay lên mặt, sau đó mở ra bất ngờ và nói ú oà khiến bé thích thú. Cuối cùng, khi bé được 5 - 6 tháng, ba mẹ có thể hướng dẫn bé tự làm ú oà, kích thích sự học hỏi và giúp bé lấy ra những kiến thức bé đã được nạp trước đó để tự mình sử dụng, vận dụng khả năng tự chơi trò ú oà này.
3. Dạy bé lẫy mình
Bé tập lẫy là một trong những giai đoạn quan trọng, thể hiện sự kết nối não bộ của trẻ với các bộ phận khác đã đạt đến mức độ phát triển nhất định. Các bé sẽ tập lẫy vào giai đoạn từ 3 - 7 tháng tuổi, mốc thời gian này giữa các bé là không giống nhau. Khi ba mẹ thấy các dấu hiệu như: mẹ đặt bé nằm sấp, bé thi thoảng tự nhấc đầu dậy và có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên, hai chân bé có thể hướng lên phía trước hoặc đung đưa qua lại khi bé nằm ngửa, có thể dịch chuyển người dần về phía đồ vật bé muốn,... Khi xuất hiện các dấu hiệu này ba mẹ có thể tiến hành dạy cho bé lẫy.
Bước 1:
Tập cho bé quen dần với việc nằm sấp, khi mới tập có thể cho bé nằm đùi, bụng ba mẹ. Sau dần chuyển cho bé nằm sấp trên sàn.
Bước 2:
Đặt một cái chăn trên sàn và đặt bé một bên góc chăn, cho bé nằm hơi nghiêng trái phía góc trái của chăn. Kiểm tra xem bé có thể ngóc đầu lên vài giây hay không để xác định bé sẵn sàng học lẫy chưa. Nếu bé đã ngóc đầu lên được ba mẹ tiếp tục tiến hàng các bước tiếp theo dạy cho bé.
Bước 3:
Đặt đồ chơi yêu thích cách tầm với tay của bé một chút. Mẹ ngồi bên có thể lắc hoặc chơi với đồ chơi trước mặt, ngang tầm mắt bé để thu hút bé lật mình.
Bước 4:
Khi bé cố với tay lấy đồ chơi, mẹ nâng nhẹ phần bên phải của chăn lên khỏi sàn để đỡ lưng bé. Mẹ nâng từ từ và quan sát vẻ mặt bé ở vị trí mới, xem xét bé có thoải mái hay không để dùng tư thế này.
Bước 5:
Mẹ hãy nâng chăn một cách cẩn thận. Đặt một tay vào bụng bé để giữ chắc vị trí của bé khi nâng chăn. Nâng chăn đủ cao để giúp bé lật người lại, lưu ý mẹ vẫn phải giữ tay ở bụng bé. Việc này giúp bé tập lẫy mình một cách thích thú khi có thể tự nỗ lực để lấy được đồ chơi yêu thích của mình.
Trên đây là một số bài học đầu đời, ba mẹ có thể dạy cho bé trong giai đoạn này. Với mỗi một kiến thức bé cần phải học, ba mẹ nên dành thời gian và sự kiên nhẫn để cùng giúp bé vượt qua những thử thách đầu đời nhé!
Bình luận về bài viết