Một đứa trẻ thông minh, ngoài yếu tố bẩm sinh thì phần lớn có được từ sự rèn luyện, học tập. Ba mẹ có thể giúp con phát triển não bộ từ những nằm tháng đầu đời thông qua những trò chơi trí tuệ phù hợp với độ tuổi. Nếu ba mẹ chưa biết cho con chơi gì thì hãy tham khảo một số trò chơi sau đây nhé.
Xem thêm: Trò chơi trí tuệ: Trẻ thông minh khi chơi đúng cách
1. Trò chơi xếp hình (phù hợp bé từ 1 tuổi trở lên)
Trò chơi xếp hình đơn giản nhưng rất tốt để bé phát triển não bộ
Trò chơi xếp hình (lego) được liệt vào nhóm những trò chơi đơn giản nhưng giúp trẻ phát triển về trí não không giới hạn. Ba mẹ chỉ cần cho bé xếp các hình khối thành mẫu hoàn chỉnh theo gợi ý có sẵn hoặc bé có thể tự sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của mình thì càng tốt. Trước tiên, ba mẹ hãy giải thích cho bé về kích cỡ các khối hình, màu sắc khác nhau và chỉ dẫn bé xếp các hình khối thành mẫu hoàn chỉnh theo gợi ý có sẵn hoặc tự sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
Xếp lego sẽ giúp bé phát triển kỹ năng tinh xảo cho đôi tay, nâng cao khả năng nhận biết và lựa chọn màu sắc, hình dạng miếng ghép và kích thích trí tưởng tượng để xây dựng thế giới cho riêng mình, tăng khả năng ghi nhớ do trẻ cần phải nhớ vị trí các chi tiết trong mẫu mới có thể ghép đúng các hình khối, đồng thời cũng rèn luyện khả năng tư duy toán học cho trẻ.
Trò chơi này phù hợp với trẻ em trong độ tuổi từ bậc lớp mầm đến tiểu học với độ khó tăng dần. Cách chơi đơn giản nhưng cũng không làm mất đi sự tập trung, hứng thú của trẻ. Ba mẹ có thể biến tấu trò chơi bằng cách tham gia cùng con, tổ chức cuộc thi xếp hình trong trong thời gian có hạn hay thi xếp chồng lego mà không bị đổ, bé sẽ thấy hứng thú với trò chơi hơn, vừa làm tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con.
2. Trò chơi ghép chữ Scrabble (phù hợp trẻ từ 3 tuổi)
Bé tăng vốn từ vựng với trò chơi ghép chữ
Scrabble được biết đến là trò chơi có “tên tuổi” trong làng trò chơi trí tuệ. Nó bao gồm nhiều miếng gỗ có in chữ cái từ A-Z. Nhiệm vụ của người chơi là nhặt một miếng gỗ bất kì và ghép thành từ có ý nghĩa. Ai ghép được nhiều từ hơn sẽ được nhiều điểm hơn.
Trò chơi mang đến cho người chơi là người lớn hay trẻ con cảm giác hứng thú khi trải nghiệm, đặc biệt là tăng khả năng ngôn ngữ. Vì thế không chỉ trẻ con mà người lớn cũng thấy cuốn hút bởi trò chơi bởi khả năng giúp tăng vốn từ.
Trò chơi phù hợp với trẻ đã nhận biết được mặt chữ từ 3 tuổi trở lên. Ba mẹ nên cùng con tham gia trò chơi, vừa để hướng dẫn bé hoàn thành nhiệm vụ trò chơi, vừa tạo sự gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái.3.
3. Xếp khối Rubik (phù hợp trẻ từ 4 tuổi)
Trò rubik rất tốt để kích thích trí não của trẻ phát triển
Một trong những trò chơi phát triển trí tuệ cho bé được ưa chuộng nhất thế giới – Xếp rubik. Nhiệm vụ của trò chơi này là bé phải vặn các mặt của khối rubik theo bất kì chiều nào sao cho mỗi mặt của rubik đều một màu. Để chơi trò chơi này, đòi hỏi trẻ phải tập trung, tư duy logic, tưởng tượng hình học không gian,… Nhờ đó, trẻ có thể tự rèn luyện trí thông minh của mình một cách hoàn hảo hơn.
Độ khó của rubik phụ thuộc vào khối hình rubik và độ phân chia nhỏ lẻ giữa các ô trong rubik. Hiện nay, người ta phát triển rất nhiều loại rubik 4×4, 5×5… 9×9, rubik dài, tam giác, khối cầu… Để trẻ thấy hứng thú với trò chơi, trước tiên ba mẹ hãy dạy cho trẻ quy tắc riêng của rubik, nên bắt đầu làm quen với khối rubik lập phương 3 tầng. Sau đó mới nâng dần mức độ khó của trò chơi để thử thách bé. Ba mẹ cũng có thể khuyến khích bé chơi bằng cách thưởng những phần quà nho nhỏ.
4. Chơi cờ vua (phù hợp trẻ từ 3 tuổi)
Trẻ thông minh, nhanh nhạy khi thường xuyên chơi cờ vua
Cờ vua là được đánh giá là một bộ môn thể thao trí tuệ thú vị, có khả năng giúp trẻ phát triển tư duy nhanh và hiệu quả nhất. Những đứa trẻ từ 3 tuổi trờ lên đã có thể bắt đầu học chơi cờ vua.
Không đơn giản chỉ là một trò chơi giải trí, cờ vua trở thành bộ môn thể thao hấp dẫn được ứng dụng vào thi đấu ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường, những tuyển thủ cờ vua đều là những người có chỉ số IQ cao, nhạy bén và sắc sảo. Chính vì thế, người ta nghĩ rằng, trẻ con nếu được tiếp xúc sớm với cờ vua cũng sẽ rất thông minh.
Chơi cờ vua, trẻ không chỉ phát triển trí tuệ mà còn rèn luyện sự tập trung, phân tích thế cờ, tính toán và đưa ra chiến thuật; tăng cường khả năng quan sát, trí tưởng tượng do người chơi cần hình dung nước cờ của đối thủ dựa trên những nước cờ đã chơi trước đó. Vì vậy, ba mẹ có thể luyện cho con chơi cờ vua từ khi còn nhỏ để trí não của bé phát triển một cách toàn diện.
5. Trò chơi tìm quy luật (phù hợp trẻ từ 6 tuổi)
Trò chơi tìm quy luật kích thích trẻ tư duy logic
Trò chơi tìm quy luật là một trong những trò chơi được ứng dụng vào việc rèn luyện tư duy toán học cho trẻ nhiều nhất. Ngay cả trong sách giáo khoa dành cho bé bậc tiểu học cũng được bổ sung những bài đố tìm quy luật để kích thích khả năng tư duy, khuyến khích tinh thần học hỏi của trẻ.
Hình thức trò chơi có nhiều dạng, có thể là quy luật dãy số hoặc hình học, sự vật, sự việc. Để giải mã trò chơi, trẻ cần quan sát, phân tích từng hình ảnh, con chữ, con số và tìm ra quy luật của chúng. Cuối cùng dựa vào quy luật để đưa ra kết quả chính xác nhất theo đề bài yêu cầu.
6. Sudoku (phù hợp trẻ từ 3 tuổi)
Sudoku có thể giúp trẻ rèn luyện tư duy toán học
Sudoku là trò chơi trí tuệ bắt nguồn từ Nhật Bản và nhận được sự yêu thích của rất nhiều người trên thế giới bởi tính giải trí kết hợp với rèn luyện não bộ. Nhiệm vụ của người chơi là tìm các con số còn thiếu để điền vào ô trống sao cho mỗi con số chỉ xuất hiện một lần trong mỗi hàng và mỗi ô vuông 3x3.
Trải nghiệm trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện tư duy toán học logic qua phân tích những con số không bị xuất hiện trùng lập trên bảng số, kích thích sự đam mê toán học ở trẻ.
Trò chơi này phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên với mức độ khó tăng dần. Ba mẹ có thể cho bé làm quen với trò chơi sớm là một cách nuôi dưỡng đam mê, tình yêu của trẻ với toán học.
7. Phá giải mê cung (phù hợp trẻ từ 3 tuổi)
Trò chơi mê cung giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát sự vật, sự việc
Mê cung cũng là một trò chơi trí tuệ phổ biến cho trẻ. Về hình thức, trò chơi cũng khá đa dạng nhưng điểm chung là một mê cung có rất nhiều đường đi lòng vòng. Ứng với một cửa vào chỉ có một cửa ra.
Trẻ khi chơi trò này sẽ được kích thích thị giác, tăng khả năng tập trung quan sát, kiên nhẫn đánh giá sự vật, sự việc để tìm ra lối đi nhanh và chính xác. Ngoài việc giúp bé phát triển trí tuệ thì trò chơi phá giải mê cùng còn giúp bé phát triển nhiều kỹ năng khác như biết cầm bút vẽ các đường cơ bản.
Cách chơi trò này khá đơn giản nên ba mẹ có thể cho bé chơi từ 3 tuổi.
8. Trò chơi vượt chướng ngoại vật (phù hợp trẻ từ 2 – 5 tuổi)
Vượt chướng ngại vật là trò chơi rất thú vị với trẻ 2 tuổi
Trò chơi vượt chướng ngoại vật vừa kích thích trí não của trẻ, vừa tăng cường vận động giúp trẻ có thể chất khỏe mạnh. Ba mẹ có thể tạo trò chơi ngay trong chính căn nhà của gia đình, bằng cách sử dụng các vật có sẵn trong nhà tạo ra chướng ngại vật và gia tăng độ phức tạp của trở ngại ở các điểm khác nhau để trẻ khám phá.
Trò chơi vượt chướng ngại vật sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, nhận thức thị giác, lập kế hoạch, phối hợp, giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ trở nên khéo léo hơn, biết cách sắp xếp và giải quyết vấn đề khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
9. Đóng kịch, kể chuyện (phù hợp trẻ từ 2 tuổi)
Đóng kịch là trò chơi mà đứa trẻ nào cũng thấy hứng thú
Sẽ thật tuyệt vời khi cả gia đình cùng hóa vai thành các nhân vật trong truyện và diễn lại một vở kịch. Ba mẹ hoàn toàn có thể nghĩ ra một cốt truyện đơn giản hoặc tham khảo câu chuyện cổ tích, bộ phim hoạt hình thân thuộc của bé. Bé sẽ thấy rất thích thú khi được hóa thành các nhân vật mình yêu thích.
Thông qua đóng kịch, kể chuyện, trẻ sẽ ghi nhớ tình tiết của truyện, tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ qua tự nói lời thoại theo cách hiểu của mình. Bé trở nên tự tin, giàu trí tưởng tượng và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Ba mẹ dù bận cỡ nào cũng hãy dành thời gian bên con, tạo cho con không gian vui chơi, học tập lành mạnh, cho thế giới của bé luôn tràn ngập tình thương để phát triển trí tuệ và cảm xúc. Mỗi đứa trẻ sẽ đều là thiên tài nếu ba mẹ nuôi dạy đúng cách, cho con tiếp xúc với những điều bổ ích.
Xem thêm: Sáng tạo trò chơi trí tuệ cho bé tại nhà
Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI và TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!
Bình luận về bài viết