CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã để giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu?

CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

I. Dấu hiệu con bị hăm tã

    Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban. Tình trạng này thường gặp ở những bé trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng bởi đây là thời điểm mà chế độ ăn của con có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo.

    CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

    Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị hăm tã bằng mắt thường thông qua các triệu chứng sau:

    • Vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi.
    • Ở những trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.
    • Bé hay bị đau lúc đi ngoài, quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến sụt cân.

    II. Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ

    Hăm tã thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là:

    • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
    • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
    • Da quá nhạy cảm.
    CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

    Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

    • Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
    • Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
    • Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.

    III. Cách trị hăm tã tự nhiên, an toàn cho bé

    1. Trị hăm tã bằng dầu dừa

      CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

      Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại thuốc tự nhiên giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

      2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

        CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

        Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

        3. Trị hăm tã bằng giấm

          CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

          Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

          4. Trị hăm tã bằng bột yến mạch

            CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

            Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

            5. Trị hăm tã bằng lô hội

              CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

              Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. ‘

              6. Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

                CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

                IV. Hướng dẫn chăm sóc để phòng ngừa hăm tã cho bé

                Hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên nó có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Cha mẹ có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp vấn đề này thông qua các biện pháp sau:

                1. Thay tã thường xuyên

                  CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                  Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng là cách để ngăn ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi phân và nước tiểu được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với các điều kiện này trong thời gian dài sẽ dễ gây hăm tã, phát ban da.

                  2. Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé

                    CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                    Khi vệ sinh vùng mặc tã cho bé, để tránh bị kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé.

                    3. Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày

                      CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                      Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát. Để giảm nguy cơ bé tè ướt giường, bạn có thể lót một chiếc khăn không thấm nước lên giường trước khi cho bé nằm lên.

                      4. Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng

                        CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                        Khi thấy bé bị hăm tã, bạn có thể thử cho bé thử sử dụng một loại tã khác bởi rất có thể loại tã mà bé đang sử dụng dễ bị tràn hoặc có chứa mùi hương, dễ gây kích ứng cho những bé có làn da rất nhạy cảm. Ngoài ra, khi chọn tã cho bé, bạn cũng nên chú ý chọn những loại có kích cỡ phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, chật chội, bí bách, gây kích ứng cho làn da, dẫn đến hiện tượng hăm tã.

                        5. Sử dụng kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa

                          CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO BÉ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

                          Kem chống hăm tã là cách ngăn ngừa và điều trị hăm tã phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ nghĩ đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm cho bé. Mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau nhưng đa phần, các loại kem này sẽ có chứa oxit kẽm với các thành phần tự nhiên để làm dịu da. Nếu bé bị hăm tã thường xuyên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa hăm tã cho bé.

                          Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bố mẹ để có thể kịp thời phát hiện sớm triệu chứng hăm da, từ chăm sóc hợp lý để cải thiện tình trạng của con, đảm bảo sức khỏe toàn diện ở trẻ.

                          Huyền Thanh

                          Bình luận về bài viết

                          Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

                          Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

                          Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá