PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

Chắp và lẹo mắt là những vấn đề về mắt khá thường gặp ở trẻ. Những bệnh này có thể gây kích ứng, khiến mắt sưng mủ và làm bé cảm thấy khó chịu. Với những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Vậy làm sao để cha mẹ phân biệt được dấu hiệu con bị lẹo hay chắp ở mắt? Cần xử lý như thế nào trong mỗi trường hợp? Cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

I. Phân biệt chắp và lẹo mắt

1. Khái niệm

    PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

    Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt. Tình trạng nhiễm trùng này sẽ làm cho vùng mí mắt bị đau, đỏ, sưng mủ hay phồng nước. Khi nhìn kỹ, mẹ sẽ thấy chỗ sưng có thể rỉ dịch màu vàng hay trắng và mí mắt trông có vẻ dày lên. Sau khoảng 3 – 4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo mắt thường tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt kia, thậm chí sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

    PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

    Chắp là một khối u hoặc u nang trên mí mắt. Khi một tuyến nhỏ có chức năng sản xuất dầu ở mi mắt bị tắc nghẽn, dầu sẽ tích tụ trong mô, gây viêm. Kích thước chắp lúc bắt đầu nhỏ bằng hạt anh túc và trong vài ngày hoặc vài tuần, chắp sẽ phát triển đến kích thước của một hạt đậu. Cha mẹ có thể nhận thấy mắt con mình hơi chảy nước mắt nhưng bệnh lý này không lây.

    Lên chắp thường bị nhầm lẫn với lẹo mắt, nhưng lẹo ở mắt gần bề mặt da hơn và thường chảy mủ, đỏ và sưng. Lẹo là do nhiễm trùng da và có thể gây đau đớn. Còn chắp không mềm và không đau (trừ khi bị nhiễm trùng), nhưng nó có thể tồn tại lâu hơn lẹo.

    2. Nguyên nhân gây chắp và lẹo mắt ở trẻ?

      PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

      Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp (xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến)

      3. Các dạng bệnh

        PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

        Các dạng lẹo bao gồm:

        • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
        • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
        • Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

        Các dạng của chắp: Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp, thậm chí là nhìn thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

        4. Triệu chứng thường gặp

        PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ
          • Triệu chứng thường gặp khi bị lẹo

          Bệnh nhân bị lẹo thường sưng đỏ vùng mi mắt, ấn thấy đau bờ mi. Sau hóa cứng, đồng thời bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

          • Triệu chứng của chắp mắt

          Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.

          II. Điều trị chắp lẹo cho trẻ như thế nào?

          Điều trị chắp lẹo cần dùng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ ở thời kỳ đầu, kết hợp rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.

          Đối với những lẹo to hoặc lẹo dai dẳng có thể sử dụng corticoid. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Lưu ý: Luôn rửa tay trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc sử dụng tra mắt phải được giữ gìn sạch sẽ, không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu.

          PHÂN BIỆT CHẮP VÀ LẸO MẮT Ở TRẺ

          Đối với bệnh chắp, mẹ nên chườm nóng nhằm giúp bé giảm đau với các tổn thương sớm. Bác sĩ sẽ cho chích đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải loại bỏ thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát chắp nhiều lần.

          Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, bố mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách.

          Bố mẹ tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi.

          Huyền Thanh

          Bình luận về bài viết

          Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

          Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

          Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá