Đau bụng giun là tình trạng phổ biến ở mọi người, nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ. Nhưng nhiều người vẫn thấy khó nhận biết đau bụng giun và đau bụng thông thường. Vậy làm sao để biết trẻ đau bụng giun và cách xử lý như nào, hãy Kiddi cùng tìm hiểu sau đây nhé.
1. Biểu hiện trẻ đau bụng giun
Để biết bé có đau bụng giun hay không, ba mẹ nên theo dõi bữa ăn, những đồ bé tiếp xúc hằng ngày có vệ sinh hay không. Nếu bé có những biểu hiện sau thì có thể bé đau bụng giun, tránh nhầm lẫn với đau bụng thông thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đau bụng quanh rốn.
- Đau bụng thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Có thể nôn ra giun nếu chúng chui lên dạ dày.
- Trẻ đi ngoài phân sống, phân lỏng.
- Trẻ có thể đi ngoài ra giun…
- Bụng to
- Ngứa hậu môn
2. Nguyên nhân trẻ đau bụng giun
Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói chung trẻ đau bụng giun là do ý thức vệ sinh chưa được như người lớn, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm giun sán. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ đau bụng giun:
- Đồ chơi của trẻ lâu ngày không được vệ sinh mà trẻ có thói quen cắn, ngậm đồ chơi, tiếp xúc hằng ngày nên dễ nhiễm giun sán.
- Thói quen thấy đồ gì cũng cho vào miệng của bé nên dễ ăn phải đồ mất vệ sinh, đã nhiễm trứng giun sán.
- Trẻ không rửa tay trước khi ăn, hay mút tay.
- Trẻ ăn phải đồ ăn chưa được chế biến sạch sẽ, nấu chín, nước chưa đun sôi.
- Trẻ em ở nông thôn còn có hoạt động như tắm sông, nghịch đất, tắm mưa,... có nguy cơ cao nhiễm trứng giun sán.
3. Đau bụng giun ảnh hưởng thế nào tới trẻ?
Tuy rằng đau bụng giun là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi vì đau bụng giun lâu ngày không chữa trị có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
- Không hấp thu được nhiều dinh dưỡng đường tiêu hóa bị tổn thương, phải chia sẻ dinh dưỡng với giun.
- Không có chất, cơ thể trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
- Trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun.
- Gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật.
- Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ dày.
- Thậm chí giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não….
4. Cách phòng ngừa đau bụng giun ở trẻ
Phòng ngừa đau bụng giun không chỉ cần thiết với trẻ mà còn cần thiết với mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý những điều sau khi chăm sóc con nhỏ và gia đình:
- Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn phải được nấu chín, đun sôi; hoa quả phải được ngâm nước muối, rửa, gọt sạch trước khi ăn.
- Dụng cụ nấu nướng, ăn uống phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, không phóng uế ra môi trường, thu gom, xử lý rác thải gia đình mỗi ngày.
- Không cho trẻ ăn các món tái, nhúng, trần mà chỉ được ăn đồ chín, uống sôi.
- Nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tắm rửa sau vui chơi.
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
- Trang bị cho bé đồ bảo hộ như ủng, gang tay nếu bế muốn chơi ngoài trời như trồng cây, nghịch đất,..
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ với trẻ dưới 2 tuổi.
- Ở vùng nông thôn, không nên cho trẻ tắm sông, hồ, ao, suối.
Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện đau bụng dữ dội, kéo dài thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, tránh để lâu có biến chứng gây nguy hiểm.
Trên đây là những lưu ý khi trẻ đau bụng giun và cách nhận biết. Hy vọng thông tin hữu ích cho ba mẹ khi chăm sóc con cái.
Bình luận về bài viết