Trẻ nhỏ rất hay mắc các chứng bệnh, tật vặt không rõ nguyên nhân như đồ mồ hôi trộm, giật mình khi ngủ, nghiến răng,... Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng về lâu dài cũng gây ra những ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ. Ba mẹ nên lưu ý và chữa trị cho trẻ khi các triệu chứng mới xuất hiện. Ở bài viết này, Kiddi xin chia sẻ cách trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, ba mẹ đừng bỏ lỡ nhé.
1. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Chứng đổ mồ hôi trộm rất phổ biến ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng trẻ đổ mồ hôi bất kể khi thời tiết nóng hay lạnh, chủ yếu vào ban đêm khi trẻ đi ngủ.
Mồ hôi bao gồm nước, muối và các chất cặn bã. Nếu đổ mồ hôi trộm nhiều đồng nghĩa trẻ mất một lượng nước và muối lớn trong cơ thể. Về lâu dài có thể khiến trẻ mất sức, suy dinh dưỡng. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân của chứng bệnh để tìm cách chữa trị hiệu quả.
2. Cách chữa chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
2.1. Tắm nắng sớm
Như chúng ta vừa tìm hiểu, thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm. Vì vậy, tắm nắng sớm sẽ giúp trẻ tổng hợp vitamin D, khắc phục được tình trạng ra mồ hôi trộm còn giúp bé không bị bệnh còi xương, tăng sức đề kháng.
Thời gian thích hợp cho trẻ tắm nắng là khoảng 6h30 - 7h30 sáng với mùa hè, 9-10h sáng với mùa đông lạnh, có nắng muộn. Mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé phơi nắng từ 15-30 phút, không nên lâu quá có thể khiến trẻ bị cảm lạnh do gió hoặc bỏng da do ở dưới nắng .
Mẹ chú ý phơi từng bộ phận trên cơ thể trẻ, từ lưng xuống đến chân, bụng và các bộ phận khác; che chắn đầu, mắt và bộ phận sinh dục của bé khỏi gió và nắng.
2.2. Chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ bằng các loại lá quen thuộc
-
Mẹo hay với lá đinh lăng
Sử dụng lá đinh lặng chữa chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là một bài thuốc dân gian rất hữu dụng. Theo các bà, các mẹ truyền tai nhau lại rằng, trộn lá đinh lăng đã phơi khô với bông gòn làm gối ngủ cho trẻ, hoặc rải bên dưới lớp chăn chiêu sẽ giúp trẻ ngủ ngon, không bị giật mình, đổ mồ hôi trộm về đêm.
Cách làm cũng rất đơn giản, mẹ có thể tự làm cho bé. Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô và đem rang giòn. Sau đó trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỉ lệ 1:1 để làm gối. Kiên trì cho bé sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả, 8 tháng đến 1 năm có thể chữa dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm cho bé.
-
Mẹo hay với lá lốt
Chữa chứng đổ mồ hôi trộm bằng lá lốt cũng là một mẹo hay được nhiều mẹ áp dụng bởi lá lốt có đặc tính lọc và đào thải độc tốt rất tốt. Có nhiều cách để sử dụng lá lốt như nấu với nước muối để ngâm chân, uống thay nước lọc hoặc chế biến các món ăn hàng ngày cũng đều mang lại hiệu quả.
Với trẻ nhỏ thì ngâm chân sẽ dễ thực hiện hơn bởi trẻ có thể không thích ăn vì không quen với mùi lá. Dù với cách nào cũng nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để mang lại hiệu quả.
-
Mẹo hay với lá dâu tằm
Một bài thuốc dân gian chữa chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ cũng rất phổ biến là nấu cháo hến với lá dâu tằm. Lá dâu tằm có chức năng an kết hợp với tính hàn của hến biển sẽ giúp trị dứt điểm chứng đổ mồ hôi trộm.
Với trẻ đã biết ăn dặm thì món cháo hến lá dâu tằm vừa là món ăn bổ dưỡng vừa chữa bệnh ra mồ hôi của trẻ. Mẹ có thể biến tấu với nhiều món khác nhau như cháo trai lá dâu tằm hoặc thay vì nấu cháo mẹ có thể xào để bé không thấy ngán. Kiên trì cho trẻ ăn 5-15 ngày, mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
-
Mẹo hay với rau má
Rau má có đặc tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, rất tốt cho thể nên được truyền tai nhau như một vị thuốc tốt chữa chứng đổ mồ hôi trộm. Có nhiều cách chế biến rau má như xay sinh tố, nấu nước uống, ăn sống, xào nấu đều mang lại hiệu quả.
Với người mới bắt đầu uống có thể thấy khó uống nhưng nếu kiên trì sử dụng đều đặn và lâu dài sẽ rất tốt cho sức khỏe, trẻ khỏi hẳn chứng mồ hôi trộm.
2.3. Chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Ngoài những mẹo trên, ba mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ thì bệnh mới được trị dứt điểm.
Ba mẹ nên bổ sung vitamin D trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ, nên cho trẻ ăn các loại rau củ có tính mát như bí đao, rau má, cam,..., không nên cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ khiến cơ thể dễ đổ mồ hôi.
Phòng ngủ, nhà cửa phải luôn thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, không để ẩm thấp, bí bách. Thay đồ thông thoáng khi cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, tắm mát cho trẻ mỗi ngày.
Với trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm kéo dài, những cách trên không làm thuyên giảm triệu chứng thì ba mẹ cần đưa con đến phòng khám, bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Hy vọng những cách trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ mà Kiddi vừa chia sẻ sẽ giúp ba mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình đúng cách.
Bình luận về bài viết