YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ 4 ĐIỀU KIỆN THEN CHỐT GIÚP CON TĂNG CHIỀU CAO VƯỢT TRỘI

Con cao lớn khỏe mạnh có lẽ là ước mong của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Chiều cao là tiêu chí dễ dàng đo lường nhất và nhận được sự quan tâm của cha mẹ trong quá trình phát triển toàn diện của con. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ? Làm sao để con có thể tăng trưởng chiều cao, cải thiện vóc dáng ngay từ khi còn nhỏ? 4 yếu tố sau đây chính là chìa khóa vàng để cha mẹ tham khảo.

I. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là gì?

1. Yếu tố gen di truyền

Khi trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, bố mẹ cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.

2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo (Nhật Bản) yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bố mẹ cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

3. Các bệnh lý mãn tính

Các bệnh lý mãn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực 

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. 

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

II. Điều kiện then chốt giúp con tăng trưởng chiều cao

1. Đảm bảo ngủ đủ 9 tiếng/ ngày

Việc thúc đẩy bài tiết hormone tăng trưởng chiều cao của của con người có sự mất cân đối. Trong đó, quá trình tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào 2 giai đoạn, một là khung giờ 21 giờ đêm đến 1 giờ sáng, hai là từ 5 -7 giờ sáng.

Trong trạng thái ngủ sâu vào ban đêm, việc tiết hormone tăng trưởng thường cao gấp 5 lần thời gian ban ngày, các cơ bắp đều thả lỏng thoải mái trong suốt giấc ngủ, điều này có lợi cho việc mở rộng các khớp và xương.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý để con đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Trẻ trong độ tuổi đi học nên đảm bảo ngủ đủ giấc trong khoảng 9 tiếng/ngày. Tốt nhất là cho các bé lên giường trong khung giờ 8:30 vào buổi tối và không muộn hơn 9:30 tối nếu muốn tăng tưởng tối ưu chiều cao cho trẻ.

2. Rèn luyện thể dục thể thao với động tác nhảy, kéo giãn cơ thể

Tập thể dục có thể kích thích sự tiết hormone tăng trưởng. Tập thể dục ở mức độ vừa phải khoảng chục phút sẽ làm cho mức độ hormone tăng trưởng bắt đầu gia tăng, tiếp tục khoảng 1 giờ thì hormone sẽ đạt ở mức đỉnh, sau đó bắt đầu giảm, nhưng vẫn còn cao hơn so với mức trước khi tập thể dục.

Trẻ thường xuyên tập thể dục có thể thúc đẩy tăng trưởng xương. Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển chiều cao của bé, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối.

Xem thêm:

TOP 8 BÀI TẬP HỮU ÍCH GIÚP TRẺ TĂNG CHIỀU CAO

3. Tắm nắng cho trẻ

Tia cực tím của mặt trời có thể kích thích tủy xương để làm cho các tế bào máu đỏ tăng lên, các mô dưới da có thể chuyển hóa cholesterol thành vitamin D. Vitamin D thúc đẩy sự hấp thu canxi vào máu, cải thiện sự hấp thu xương và sử dụng canxi, có lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của xương.

Bởi vậy, trẻ nên được tiếp xúc với mặt trời nhiều hơn, trong đó có yêu cầu về thời gian, thường khoảng trước 10 giờ sáng, và sau 4 giờ chiều là thích hợp. Thời gian tiếp xúc ánh nắng có thể thay đổi từ ít sang nhiều, từ 10 phút đầu tiên đến ba mươi phút tiếp theo. Nếu là trẻ sơ sinh, do làn da còn non nớt mỏng manh, không nên trực tiếp phơi dưới ánh sáng mặt trời và tiếp xúc dưới ánh mặt trời trong thời gian dài.

4. Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Trẻ trong giai đoạn phát triển thể chất nhanh chóng có nhu cầu cao hơn trong việc bổ sung dinh dưỡng. Điều này không có nghĩa là cần phải ăn càng nhiều càng tốt mà phải ăn uống toàn diện, thích hợp, đủ lượng và chất. Cân bằng, bảo đảm đủ calo, chất đạm, đặc biệt là protein, vitamin, canxi và các nguyên tố vi lượng khác.

Ngoài ra, bổ sung rau quả tươi cũng rất cần thiết. Cùng lúc đó, đặc biệt chú ý đến việc ăn thịt, trứng các loại thực phẩm dinh dưỡng cao, ăn thực phẩm giàu chất lysine, arginine và taurine hơn. Chẳng hạn như sữa, lạc, sò, rong biển, rau bina, cà chua, cần tây, cà rốt, cam quýt, kê, kiều mạch…

Bên cạnh đó, cha mẹ nên tránh để con rơi vào hiện tượng kén ăn, chán ăn, ăn vô độ và chế độ ăn uống thiếu cân bằng. Nên cho trẻ ăn đủ thực phẩm giàu protein và canxi như sữa, trứng, thịt nạc và cá. Đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm chiên và đồ ăn nhanh, hạn chế đồ uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực các loại.

Xem thêm:

CHO CON ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO VƯỢT TRỘI?

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cha mẹ tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ đúng cách để con phát triển chiều cao một cách tốt nhất!

Huyền Thanh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá