MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

Chắc hẳn không ít ông bố, bà mẹ đau đầu khi gặp cảnh con gào khóc, la hét, lăn lộn dưới đất. Đó là cách trẻ ăn vạ khi đòi cho bằng được thứ mình muốn. Nhiều phụ huynh vì không muốn con quấy khóc lâu mà đáp ứng con ngay lập tức. Điều đó lâu dần sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ, thậm chí hình thành tính cách ỷ lại, chỉ biết đòi hỏi ở trẻ. Vậy nên phụ huynh cần có những biện pháp để trị thói ăn của trẻ, giúp con trưởng thành hơn.

MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

1. Trẻ ăn vạ do đâu?

Các chuyên gia tâm lý cho biết, hành động ăn vạ thưởng xảy ra ở trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi, thậm chí với trẻ lớn hơn. Thường thì các tình huống trẻ ăn vạ chủ yếu là do trẻ muốn cái gì đó hoặc làm gì đó nhưng không được người lớn cho phép nên tỏ ra khó chịu, khóc lóc, tức giận và chống đối. Ngoài ra, thói ăn vạ của trẻ cũng có thể hình thành do những nguyên nhân sau:

  • Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, chưa thể hiện được những suy nghĩ và mong muốn cá nhân. Vừa không thể nói ra điều mình muốn, vừa bị kiềm chế bởi người lớn không cho phép làm gì đó dẫn đến trẻ rơi vào trạng thái bị ức chế. Chính vì vậy, trẻ ăn vạ để trút bỏ những cảm giác tiêu cực bên trong ra ngoài như gào thét, khóc lóc, nằm lăn ra đất...
  • Một số đứa trẻ khi sinh ra đã có đặc điểm tính khí dễ cáu kỉnh nên có cách thể hiện cảm xúc ra ngoài mạnh mẽ và dữ dội hơn bình thường. Đối với những đứa trẻ như vậy, ba mẹ sẽ cần phương pháp nuôi dạy đặc biệt hơn những đứa trẻ khác.
  • Ảnh hưởng từ người lớn: Trẻ ở độ tuổi 2-4 tuổi rất thích học hỏi và bắt chước. Thói ăn vạ của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng từ xung quanh như: thấy bạn khác ăn vạ, thấy ba mẹ, người lớn hay nổi nóng, cãi vã cũng khiến trẻ hình thành tính cách tiêu cực, thiếu bình tĩnh.
  • Đôi khi trẻ ăn vạ để lôi kéo sự chú ý của ba mẹ khi bé cảm thấy lạc lõng, hay bất lực trước một việc gì đó khó khăn.
  • Cũng có thể bé ăn vạ do trong người khó chịu, bị bệnh như bị sốt, đau răng, đau bụng.... nhưng chưa thể biểu đạt bằng ngôn ngữ.

2. Thói ăn vạ của trẻ ảnh hưởng tới điều gì?

MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

Trẻ có thể ăn vạ khi ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 nhưng nếu trẻ ăn vạ với tần suất liên tục, kéo dài nhiều giờ mà ba mẹ không dỗ được, thậm chí lớn hơn trẻ vẫn ăn vạ thì sẽ ảnh hưởng tới:

  • Làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhất là khi ra ngoài
  • Hình thành tính cách cộc cằn, thiếu bình tĩnh, dễ nổi cáu ở trẻ.
  • Hình thành tính cách ỷ lại, chỉ biết dựa dẫm, đòi hỏi từ ba mẹ
  • Trẻ không biết tôn trọng người lớn.
  • Hình thành thói xấu như bất chấp làm mọi thứ để đạt được điều mình muốn.
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Khiến ba mẹ cũng dễ nổi nóng theo và có hành động bạo lực với trẻ.
  • Hoặc ba mẹ sẵn sàng đáp ứng mọi mong muốn của trẻ, nuông chiều quá mức cũng khiến chính ba mẹ bị áp lực.

Nói chung, nếu ba mẹ nào cũng nuông chiều trẻ, luôn coi trẻ là trung tâm thì khi lớn lên trẻ sẽ tiếp tục dựa dẫm, đòi hỏi ở ba mẹ hay nói cách khác, trẻ không trưởng thành được.

3. 8 bước trị thói ăn vạ của trẻ

MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

Để xử lý triệt để thói hay ăn vạ của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo những bước sau đây:

Bước 1: Bình tĩnh

Thái độ tiêu cực của ba mẹ có thể làm cho tình trạng ăn vạ của trẻ trở nên căng thẳng hơn. Ba mẹ càng la lắng, trẻ càng bị kích động và la hét nhiều hơn. Vì vậy trước sự ăn vạ của trẻ, ba mẹ hãy hít thở thật sâu một vài giây rồi hãy phản ứng tiếp. Điều này vừa tránh cảm xúc kích động làm tổn thương trẻ, vừa để ba mẹ tỉnh táo nghĩ cách ứng phó với trẻ.

Bước 2: Xem trẻ muốn gì

Với bé chưa biết nói, hãy kiểm tra xem trẻ có đói không, liệu đang đau răng, đau bụng, buồn ngủ hay bị thương ở chỗ nào hay không....

Với trẻ lớn, ba mẹ vừa xem biểu hiện và vừa nghe trẻ nói để biết trẻ muốn gì. Đôi khi trẻ chỉ muốn được lắng nghe và chú ý quan tâm mà thôi.

Bước 3: Giải thích rõ ràng

Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói “không” mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào. Hãy để bé hiểu lý do vì sao ba mẹ lại từ chối đòi hỏi của con.

Bước 4: Đưa cho trẻ sự lựa chọn

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai và tự giải thích điều trẻ muốn. Cố gắng khuyến khích trẻ nói ra.

Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình. Chẳng hạn như : nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa, nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).

MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

Bước 5: Giữ vững lập trường

Trước những đòi hỏi không chính đáng của trẻ (đòi đồ chơi, đồ ăn, đồ của người khác...), ba mẹ không nên nhượng bộ với trẻ. Bởi vì chỉ một lần ba mẹ đáp ứng thì bé sẽ nghĩ cách làm của mình có tác dụng và những lần đòi hỏi sau sẽ tiếp tục áp dụng nó.

Có thể thông cảm và lắng nghe mong muốn của trẻ nhưng hãy giữ vững lập trường “KHÔNG” là “KHÔNG”, tiếp tục giữ bình tĩnh và giải thích cho bé hiểu vì sao ba mẹ làm vậy.

Bước 6: Không để người khác xen vào

Nếu ba mẹ đang cương quyết với bé nhưng có người khác xúm vào dỗ dành, mọi kỷ luật trở thành vô nghĩa, trẻ sẽ thấy có nơi để dựa dẫm và không sợ lời nói của ba mẹ. Cần thống nhất quan điểm nuôi dạy con với các thành viên trong gia đình cũng như ở nơi công cộng, khi bé có đòi hỏi vô lý, mọi người không nên bênh vực bé sẽ khiến việc dạy dỗ càng khó khăn hơn.

Bước 7: Chờ đợi/Phớt lờ

Khi đang mất bình tĩnh và khóc lóc thì trẻ sẽ chẳng nghe được điều ba mẹ nói. Và trẻ cũng không thể khóc mãi được. Lúc đó, ba mẹ hãy cứ chờ đợi cho trẻ thôi khóc, có thể đưa bé đi lòng vòng. Khi tò mò, bị thu hút bởi thứ gì đó, trẻ sẽ quên đi thứ mình đang đòi.

Hoặc trong lúc trẻ đang khóc, ba mẹ hãy cứ ở gần bé, không nói gì, chỉ lặng lẽ quan sát bé bằng nét mặt thản nhiên và nói rằng khi con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp. Một cách phớt lờ đòi hỏi của con cũng rất hiệu quả.

Bước 8: Không bỏ qua

Phớt lờ lúc trẻ ăn vạ nhưng không có nghĩa ba mẹ nên bỏ qua luôn chuyện này. Trẻ sẽ quên đi chuyện ngày hôm đó và có thể vẫn tái diễn lại lần sau. Sau khi bé đã bình tĩnh, vui vẻ lại, ba mẹ nên ôm bé vào lòng và giải thích cho bé về chuyện khi nãy.

4. Cách hạn chế thói ăn vạ của trẻ

MÁCH PHỤ HUYNH TUYỆT CHIÊU TRỊ THÓI ĂN VẠ CỦA TRẺ

Khuyến khích trẻ nói ra: Ba mẹ nên chia sẻ nhiều với bé, dạy bé diễn đạt cảm xúc, thứ gì đó bằng ngôn ngữ để tránh trường hợp bé muốn gì nhưng không nói ra được, dẫn đến cáu gắt, khóc lóc.

Để trẻ có quyền lựa chọn: Không nên nói “KHÔNG” với tất cả mọi thứ với trẻ, đó là sự áp đặt khiến trẻ thấy mình lúc nào cũng bị kiềm chế và dễ nổi cáu hơn khi muốn thứ gì đó mà không được. Hãy cho bé sự lựa chọn để bé thấy mình là một cá nhân độc lập, cũng được đáp ứng phần nào mong muốn.

Hình phạt không đòn roi: Hãy cho bé một góc riêng để suy nghĩ về việc làm của mình mỗi khi bé làm sai. Điều đó giúp cả ba mẹ và bé đều bĩnh tĩnh lại để không có những hành động tiêu cực, làm tổn thương người khác.

Cho phép trẻ làm điều mình muốn miễn là không nguy hiểm: trẻ có thể thích tự làm những việc như mặc quần áo, ngâm mình trong bồn nước với đồ chơi yêu thích của mình, ăn cơm bằng đũa dù chưa đến tuổi,... Ba mẹ chỉ cần ở phía sau quan sát, đảm bảo sẽ không có nguy hiểm nào với trẻ để trẻ thỏa sức thể hiện bản thân mình thì khả năng ăn vạ vô lí của trẻ cũng giảm xuống.

Tạo thói quen và quy tắc: Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt theo giờ giấc như thời gian đi ngủ thời gian ăn, giới hạn những đồ chơi và thời gian chơi, được phép ăn hay chơi khi nào,... thì dần dần trẻ sẽ không có những đòi hỏi vô lý vì đã quen với những quy tắc ba mẹ đặt ra.

Trên đây là một vài “tuyệt chiêu” có thể giúp ba mẹ xử lý thói ăn vạ của trẻ. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho bé trong giáo dục con cái.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá