NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Sinh con ra, bố mẹ nào cũng muốn con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, chậm phát triển trí tuệ cũng là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ, luôn là nỗi phiền muộn của bố mẹ. Bởi vậy, làm thế nào để nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh này, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.

NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

I. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

    Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những đứa bé này thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và về các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…

    NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

    Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình. Do đó, bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.

    II. Phân loại bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

      Chậm phát triển trí tuệ được chia ra làm 4 cấp:

      1. Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ

      NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
        • Có khoảng 80% bé bị chậm trí tuệ rơi vào loại này.
        • Chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 và bé có thể theo học tiểu học.
        • Những bé gặp phải khuyết tật này thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác.
        • Một số đặc điểm phổ biến là trẻ gặp khó khăn với việc viết và đọc, trẻ không thể đưa ra quyết định.
        • Khi lớn lên, trẻ có thể tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

        2. Chậm phát triển trí tuệ mức trung bình

        NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
          • Có khoảng 10% trẻ chậm trí thuộc loại này.
          • IQ của trẻ là từ 35 – 55.
          • Trẻ có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh với sự hướng dẫn của bố mẹ.
          • Trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản.
          • Trẻ học khá chậm nhưng vẫn có thể làm được một số công việc đơn giản.
          • Khi lớn lên, trẻ thường sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom.

          3. Chậm phát triển trí tuệ mức nặng

          NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
            • Khoảng 3 – 5% trẻ bị khuyết tật trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ từ 20 – 40.
            • Trẻ có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và kỹ năng giao tiếp.
            • Khi lớn lên, trẻ có thể sống tại các nhà tập thể có giám sát.

            4. Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt (rất nặng)

            NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
              • Chỉ 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này.
              • IQ của trẻ nằm dưới 20 – 25.
              • Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ của người lớn.
              • Trẻ bị tổn thương thần kinh và cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

              III. Nguyên nhân gây bệnh chậm phát triển trí tuệ?

              Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng đến 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

              1. Di truyền

              NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
                • Khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền.
                • Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật.
                • Mẹ tiếp xúc với khói thuốc cũng ảnh hưởng đến trẻ về sau
                • Hội chứng ngộ độc rượu bào thai là một trong nguyên nhân phổ biến
                • Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ dùng ma túy hoặc uống rượu, trẻ sinh ra có thể mắc phải hội chứng này
                • Nếu khi mang thai người mẹ mắc phải các căn bệnh như rubella, bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, rối loạn tuyến sữa hoặc bị nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) thì thai nhi có nguy cơ rơi vào tình trạng chậm phát triển trí thông minh
                • Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị cao huyết áp, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị xáo trộn, dẫn đến việc thai nhi phát triển không bình thường.

                2. Thương tích hoặc bệnh tật

                NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
                  • Một số căn bệnh trẻ mắc phải khi còn nhỏ như thủy đậu, sởi, ho gà và cường giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ nếu không được điều trị kỹ lưỡng.
                  • Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng não như viêm màng não hoặc viêm não cũng có thể khiến não bị tổn thương, gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
                  • Chấn thương não do tai nạn giao thông hoặc do té từ trên cao xuống cũng có thể là thủ phạm khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

                  3. Các yếu tố môi trường

                  NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
                    • Trong thời gian mang thai, nếu mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì thai nhi sẽ không thể phát triển hoàn thiện, dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ về sau
                    • Những trẻ bị suy dinh dưỡng, không được chăm sóc y tế đầy đủ cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này.
                    • Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như chì hoặc thủy ngân cũng khiến trẻ bị khiếm khuyết trí tuệ

                    IV. Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

                    Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng này gồm:

                    • Trẻ không đạt được các cột mốc phát triển bình thường
                    • Biết ngồi, đi bộ hoặc bò khá trễ
                    • Không nói rõ ràng
                    • Không thể ghi nhớ
                    • Không thể hiểu những điều đơn giản
                    • Không thể suy nghĩ logic
                    • Gặp khó khăn trong học tập
                    • Cư xử như trẻ nhỏ đối với một số bé dù đã lớn
                    • Không thể tự quyết định
                    • Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.
                      NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có thể có một số hành vi sau:

                    • Phụ thuộc
                    • Hiếu chiến
                    • Rối loạn tâm thần
                    • Bướng bỉnh
                    • Tự gây thương tích cho bản thân
                    • Khó khăn trong việc hành xử xã hội
                    • Không kiểm soát được bản thân
                    • Gặp khó khăn trong việc chú ý, tập trung
                    • Thiếu tự tin
                    • Thụ động
                    • Khả năng chịu đựng thấp

                    V. Bố mẹ có thể làm gì để giúp con?

                    NHẬN BIẾT BIỂU HIỆN TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

                    Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ huynh đang nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ:

                    • Tìm hiểu thông tin về tình trạng khuyết tật trí tuệ thông qua nhiều nguồn khác nhau để biết được cách nuôi dạy hiệu quả nhất.
                    • Đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị phù hợp.
                    • Khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống. Không bao giờ la mắng khi trẻ làm điều gì đó không tốt. Bạn nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và để bé học những kỹ năng mới từ từ. Đưa cho trẻ những hướng dẫn cần thiết. Nếu trẻ làm tốt hãy khen và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực thực hiện những hoạt động này.
                    • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác như hát, nhảy, hoặc vẽ tranh. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.
                    • Luôn theo sát cuộc sống của trẻ và mức độ tiến bộ của trẻ ở trường.
                    • Tham gia vào cộng đồng hoặc nhóm bố mẹ có chung hoàn cảnh. Gặp những bố mẹ này, bạn có thể nhận được lời khuyên tốt nhất và được hỗ trợ tinh thần.
                    • Tìm hiểu về các chiến lược khác nhau có thể giúp bạn quản lý hành vi của trẻ bao gồm trò chuyện, tặng thưởng…
                    • Xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với trẻ.
                    • Chú ý đến các hành vi hung hăng của trẻ. Nếu được, hãy đưa trẻ đến chuyên gia để giúp trẻ vượt qua cảm giác tức giận, thất vọng và cảm thấy tự hào về chính mình.

                    Nuôi dạy trẻ chậm phát triển được coi là một thử thách rất lớn đối với các bậc cha mẹ. Không chỉ cần sự kiên trì trong quá trình dạy trẻ mà còn cần sự hiểu biết, chăm sóc trẻ đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp cha mẹ nhận biết dấu hiệu để kịp thời can thiệp và có thể chăm sóc trẻ bằng phương pháp phù hợp nhất.

                    Huyền Thanh

                    Bình luận về bài viết

                    Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

                    Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

                    Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá