Đôi khi bé có những hành động "kì lạ" hay làm những việc khiến mẹ khó chịu mà trong mắt mẹ đó là thói quen xấu. Nhưng mẹ có biết, đó là cách bé thể hiện tình cảm với mẹ không? Bé chưa thể nói ra thành lời nhưng qua một vài hành động bé muốn nói rằng: "Con yêu mẹ rất nhiều". Các mẹ hãy cùng tìm hiểu để hiểu về con hơn nhé.
1. Giật tóc mẹ
Bé giật tóc mẹ chỉ vì muốn xác nhận sự tồn tại của mẹ bên bé mà thôi
Một chuyên gia tâm lý trẻ em nối tiếng từng cho biết rằng, trong một thời gian dài sau khi rời khỏi bụng mẹ, em bé chưa thể nhận thức được mình đã xa mẹ. Bé vẫn cho rằng mình và mẹ là một. Ý thức của bé vẫn chưa được hoàn thiện, do đó bé sẽ xác nhận sự tồn tại của mẹ theo thời gian.
Hầu hết các bé chọn mái tóc mẹ là vũ khí thử thách tốt nhất. Bé nghĩ chỉ cần đưa tay ra và nắm lấy, mẹ sẽ đáp lại bé. Ngoài ra, độ dài của tóc vừa tầm với bé nên nó trở thành khu vực bị tấn công nhiều nhất. Nhưng mẹ ơi, đây không phải là bé cố tình làm mẹ đau mà chỉ là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Bé chỉ đang muốn bày tỏ tình cảm của mình theo cách riêng, xác nhận sự gắn kết giữa con và mẹ mà thôi.
2. Đưa tay vào miệng mẹ
Bé cho tay vào miệng mẹ là đang chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với mẹ đấy
Có lẽ rất nhiều mẹ đang không hiểu vì sao bé đưa tay vào miệng mẹ lại là cách thể hiện tình yêu? Có thể giải thích rằng, sau khi trẻ chào đời, các chi trên cơ thể không nằm trong phạm vi kiểm soát, mọi thứ đều phải dựa vào miệng để nhận biết thế giới bên ngoài. Bàn tay nhỏ bé của bé là một sự tồn tại kỳ diệu hơn, nó là một trong những "món ăn" yêu thích của bé và bé không dễ dàng chia sẻ với ai khác.
Vì vậy, khi bé đưa tay vào miệng mẹ tức là đang chia sẻ món ăn yêu thích của mình của mình với mẹ, cũng chính là biểu hiện của tình yêu thương đấy. Mặc dù đôi khi bé dùng lực quá mạnh và có thể vô tình làm căng khóe miệng của mẹ hoặc chạm vào răng, nhưng mẹ đừng trách bé nhé. Bé chí đang muốn chia sẻ hạnh phúc, thể hiện tình cảm với mẹ mà thôi.
3. Nhất định phải chạm vào mẹ khi ngủ
Bé sẽ an tâm hơn khi ngủ có mẹ ở bên
Mỗi khi đi ngủ, nhất định bé cứ phải dụi đầu vào người mẹ hoặc ít nhất tay bé cũng phải chạm vào người mẹ mới chịu ngủ. Thực ra, bé chỉ đang bày tỏ rằng, mẹ rất quan trọng với bé, chỉ có mẹ ở bên bé mới cảm thấy an toàn, bé chỉ cần cảm nhận có sự xuất hiện của mẹ thì mới an tâm. Hơn nữa, bé đang quen với sự ôm ấp của mẹ từ khi lọt lòng nên lâu dần chạm vào người mẹ khi ngủ trở thành tiềm thức của bé. Mẹ chỉ cần từ từ sửa cho bé chứ không nên từ chối bé quyết liệt, bé sẽ cảm thấy sợ hãi, bất an đấy.
4. Luôn sợ mẹ rời đi
Bé rất sợ, thấy bất an khi mẹ rời xa bé
Hẳn rất nhiều mẹ than phiền khi đi đâu bé cũng bám mình, không rời mẹ nửa bước. Thực ra, đối với bé thì mẹ chính là tất cả mọi thứ là thế giới quan đầy màu sắc, ấm áp và dịu êm. Bé chỉ cảm thấy có mẹ, ở trong lòng mẹ mới là an toàn nhất. Vì vậy, khi mẹ rời đi đâu đó, bé cảm thấy bất an, sợ hãi.
Mẹ đừng khói chịu mỗi khi bé trở thành cái đuôi của mẹ nữa nhé. Chỉ vì bé quá yêu mẹ và thấy bất an khi chưa quen với những thứ lạ lẫm xung quanh mà thôi.
Mai này khi con lớn một chút, mẹ ao ước nhìn thấy cái đuôi đi theo mình đôi khi rất khó đấy. Chưa kể càng lớn thì con càng có nhiều mối bận tâm riêng, lúc ấy mẹ lại than trời vì bị bỏ rơi.
Qua bài viết này, chắc hẳn nhiều bố mẹ đã hiểu hơn về con mình rồi phải không. Những hành động của bé mà thấy là "vô lí", "kì lạ" đều có nguyên do cả đấy. Bố mẹ hãy từ từ quan sát, lắng nghe và đáp lại con nhé. Con thấy tình cảm của mình được đáp lại và sẽ càng yêu thương bố mẹ nhiều hơn.
Bình luận về bài viết